Mấy bữa nay tâm
trạng của tôi tồi tệ quá, đầu óc ao tù, hướng vào đâu cũng chỉ tuyền thấy một
màu đen! Đêm rồi, nằm xem lại đoạn phim ngắn về thành phố Vũ Hán trong cơn đại dịch
được chia sẻ trên mạng, dõi theo ống kính máy quay chầm chậm lướt qua những con
phố dài tịnh không một bóng người, lạnh vắng như hoang mạc, không hiểu vì sao bỗng
chờn vờn vang lên trong đầu tôi âm hưởng khúc Contrapunctus XIV dở dang của
Bach.
Chậm rãi và bi thiết, khúc nhạc trầm thống từ Die Kunst der Fuge ấy như một dấu hỏi cứ ngân dài trên cái nín lặng tang thương mà sự vô nghĩa của kiếp nhân sinh có thể trưng bày và phô diễn được vào cùng một thời điểm, một nơi chốn: những con người bị giam lõng trong ngôi nhà của chính mình trong một thành phố bị cách ly bởi dịch bệnh và sự sợ hãi trong cùng một mẫu số chung của nhân loài bị cầm tù bởi định mệnh bất khả đổi dời là cái chết! Có lẽ chưa bao giờ âm nhạc của Bach lại dẫn tôi dấn sâu về phía bóng tối như vậy, hướng tôi đến sát cái bờ vực giữa tồn tại với hư vô, nơi Bach, bằng âm nhạc, từng một mình đối thoại và vặn vẹo cật vấn với kẻ-dấu-mặt về ý nghĩa của sự tồn vong. Defoe bảo có thể miêu tả một điều thật sự tồn tại bằng một điều không thể tồn tại và ngược lại. Áp vào Bach, có lẽ cũng là phù hợp. Gần cả một đời Bach ca hát tán dương một siêu việt thể xa tít trên trời cao có lẽ chỉ nhằm để làm nổi bật một thực tại gần gụi và có thật là nhân loài khổ đau cùng nỗi chết luôn rình rập cận kề. Cũng với ý nghĩ đó, Contrapunctus XIV trong tác phẩm cuối đời Die Kunst der Fuge có thể đã được Bach cố tình bỏ dở để người mai hậu tiếp tục thay mình tra vấn và tìm kiếm câu trả lời.
Chậm rãi và bi thiết, khúc nhạc trầm thống từ Die Kunst der Fuge ấy như một dấu hỏi cứ ngân dài trên cái nín lặng tang thương mà sự vô nghĩa của kiếp nhân sinh có thể trưng bày và phô diễn được vào cùng một thời điểm, một nơi chốn: những con người bị giam lõng trong ngôi nhà của chính mình trong một thành phố bị cách ly bởi dịch bệnh và sự sợ hãi trong cùng một mẫu số chung của nhân loài bị cầm tù bởi định mệnh bất khả đổi dời là cái chết! Có lẽ chưa bao giờ âm nhạc của Bach lại dẫn tôi dấn sâu về phía bóng tối như vậy, hướng tôi đến sát cái bờ vực giữa tồn tại với hư vô, nơi Bach, bằng âm nhạc, từng một mình đối thoại và vặn vẹo cật vấn với kẻ-dấu-mặt về ý nghĩa của sự tồn vong. Defoe bảo có thể miêu tả một điều thật sự tồn tại bằng một điều không thể tồn tại và ngược lại. Áp vào Bach, có lẽ cũng là phù hợp. Gần cả một đời Bach ca hát tán dương một siêu việt thể xa tít trên trời cao có lẽ chỉ nhằm để làm nổi bật một thực tại gần gụi và có thật là nhân loài khổ đau cùng nỗi chết luôn rình rập cận kề. Cũng với ý nghĩ đó, Contrapunctus XIV trong tác phẩm cuối đời Die Kunst der Fuge có thể đã được Bach cố tình bỏ dở để người mai hậu tiếp tục thay mình tra vấn và tìm kiếm câu trả lời.
Nếu bạn nhìn chằm chằm đủ lâu vào vực thẳm, vực thẳm sẽ nhìn lại bạn, Nietzsche bảo ta thế. Sáng nay, website thông tin về dịch cúm corona.kompa.ai thông báo số người lây nhiễm đã vượt mốc 100 ngàn người. Chúng ta có nên tiếp tục ngồi ngó chằm chằm xuống vực thẳm tối đen đó của nhân loại?
Trần Thanh Sơn (3.2020)
Ảnh trên: From Swimming Towards The Light (Cole Thompson)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét