Khuya ngủ muộn cùng những nhạc khúc u uẩn của Gluck, thấy mình
bất giác bị đẩy về những phía sầu tối nhất của tâm hồn, phải đơn độc băng qua
địa ngục lạnh lẽo riêng biết mà chẳng có và chẳng vì một Eurydice nào cả,
lòng vắng không trong mỗi ngoái nhìn. Một tác phẩm nghệ thuật tuyệt diệu dường
như luôn chứa đựng trong bản thân nó, cái không thể nhìn thấy, cái không thể
nghe thấy, cái không được nhắc đến, đặc biệt, cái chiều thứ tư vô hình mà chính
người nghệ sĩ tạo ra nó cũng không hề tưởng tới. Nó đưa kẻ thụ cảm lên đỉnh
trời, đội vương miện, choàng áo hoa, rồi lại dìm họ xuống tận đáy vực, buộc họ
phải trân trối nhìn lại bản thân mình, thảm hại như một hiện thân hồ ly trước kính
chiếu yêu. Huyền thoại Orpheus bảo ta rằng, khi đạt đến sự tuyệt mỹ,
âm nhạc còn có thể mở được cửa địa ngục, cứu vớt những linh hồn sa trụy và biến sự mù lòa trở thành khả kiến. Chạnh lòng nghĩ đến những khúc hát cạn cợt
của mình, sự từng huyễn hoặc rằng mình cũng là một kiểu Orpheus nào đó
sẵn lòng bước vào bóng tối cất cao tiếng hát cho những kiếp trầm
luân…
Điển tích xưa kể chuyện đời Tùy có nhạc sư tên Vạn Bảo Thường, chỉ cần nghe tiếng nhạc một nước là có thể dự đoán được sự việc sắp xảy ra, biết trước sự hưng vong của quốc gia ấy, thiên hạ thái bình hay đại loạn. Ngẫm nghĩ thấy cũng là hợp lý. Âm nhạc, suy cho cùng là một phần bóng dáng văn hóa, đạo đức, tâm linh của con người đang thời. Một xã hội nếu chỉ yêu thích và cổ xúy thứ âm nhạc lấy sự xưng tụng những điều giả trá, phù phiếm làm kim chỉ nam, xã hội ấy chẳng cần đến lỗ tai của Vạn Bảo Thường mới tiên tri ra được kết cục. Lại nhớ đến một kỷ niệm cũ. Tôi có người bạn, những lúc phiếm đàm về hiện tình âm nhạc nước nhà, anh thường khẳng định rằng, anh tin, cùng với sự giàu có đi lên về vật chất, thẩm mỹ âm nhạc nói riêng và đời sống văn hóa xã hội nói chung chắc chắn cũng sẽ được nâng tầm đáng kể. Anh bảo, dẫu sẽ có một thời kỳ “quá độ” rất khó “ngửi” với các biểu hiện như văn hóa trọc phú, trưởng giả học làm sang, văn hóa rởm, sến súa, nhưng tầng lớp “quý-tộc-mới” (cứ tạm gọi vậy), vốn xuất thân từ những giai tầng dưới đáy, ít học, lưu manh (giàu lên thông qua đầu cơ chính trị, tham nhũng, buôn lậu, và hàng ngàn những thủ đoạn bất chính này khác…), có lẽ sẽ trở thành tầng lớp tinh hoa mới thay thế cho tầng lớp tinh hoa cũ đã từng bị chính bọn họ truy bức và tiêu diệt. Cắt nghĩa điều này, anh cười bảo, do có điều kiện được đầu tư ăn học đàng hoàng, được thụ hưởng một môi trường “đẫm” văn hóa từ bé (dù xuất phát chỉ cốt để khoe sang, khoa giàu, giả dụ: đại dương cầm dùng để trang trí phòng khách, tường nhà phủ ngập tranh các danh họa, sách đọc được mua theo thước, là khách thường xuyên (ngáp) của các khán phòng nhạc cổ điển…), nhưng những hậu duệ của tầng lớp “quý-tộc-mới” này sẽ dần dà thẩm thấu, dần dà trở thành một lớp người có đời sống văn hóa tinh thần cao thật sự, biết yêu thích và cảm thụ những sản phẩm văn hóa cao cấp, đồng thời cũng chính họ chứ không phải ai khác sẽ trở thành lớp người tiên phong tạo ra những giá trị tinh thần mới cho thời đại mới. Đấy là niềm tin của bạn tôi cách đây đã gần 30 năm. Hôm nay nhìn lại, hình như vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì khả quan cả. Phải chăng, do đám con cái hậu duệ của tầng lớp “quý-tộc-mới” ấy vẫn còn đang bận phải sưu tập siêu xe, bận sưu tập các em chân dài, hoặc bận ăn chơi quậy phá tận trời Âu? Cũng có thể, lịch sử chưa có đủ thời gian, hoặc là (mà tôi nghĩ vậy), tầng lớp tinh hoa cùng những giá trị văn hóa tinh hoa không đến bằng lối đó.
Bài hát của Orpheus, xem ra, dù tuyệt diệu đến mấy cũng chẳng thể mang được Eurydice ra khỏi âm giới, và như lý giải, vì sự ngờ vực, sự thiếu vắng niềm tin, kỳ vọng cứu vớt và được cứu vớt của họ mãi mãi chỉ là ảo vọng. Cái kết có hậu trong vở nhạc kịch của Gluck chỉ là một đáp ứng cho thói thường của đám đông nhân loại muốn dành một chỗ cho niềm hy vọng trú ngụ. Đấy có lẽ cũng là khởi nguyên cho lời tiên tri buồn bã chưa bao giờ trở thành sự thật mà gần một thế kỷ sau Dostoievsky đã đặt vào miệng nhân vật Myshkin trong tiểu thuyết “L’Idiot” của mình: “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới này!”. Than ôi, sự thật thường rất phũ phàng! Nếu ngẫm mình chẳng đủ niềm tin và sự kiên cường mang cái đẹp bước xuống vực thẳm cứu người thì chí ít cũng nên có lòng tự trọng chối bỏ việc hát ca xưng tụng những điều giả trá quỷ mị, vậy thôi!
Điển tích xưa kể chuyện đời Tùy có nhạc sư tên Vạn Bảo Thường, chỉ cần nghe tiếng nhạc một nước là có thể dự đoán được sự việc sắp xảy ra, biết trước sự hưng vong của quốc gia ấy, thiên hạ thái bình hay đại loạn. Ngẫm nghĩ thấy cũng là hợp lý. Âm nhạc, suy cho cùng là một phần bóng dáng văn hóa, đạo đức, tâm linh của con người đang thời. Một xã hội nếu chỉ yêu thích và cổ xúy thứ âm nhạc lấy sự xưng tụng những điều giả trá, phù phiếm làm kim chỉ nam, xã hội ấy chẳng cần đến lỗ tai của Vạn Bảo Thường mới tiên tri ra được kết cục. Lại nhớ đến một kỷ niệm cũ. Tôi có người bạn, những lúc phiếm đàm về hiện tình âm nhạc nước nhà, anh thường khẳng định rằng, anh tin, cùng với sự giàu có đi lên về vật chất, thẩm mỹ âm nhạc nói riêng và đời sống văn hóa xã hội nói chung chắc chắn cũng sẽ được nâng tầm đáng kể. Anh bảo, dẫu sẽ có một thời kỳ “quá độ” rất khó “ngửi” với các biểu hiện như văn hóa trọc phú, trưởng giả học làm sang, văn hóa rởm, sến súa, nhưng tầng lớp “quý-tộc-mới” (cứ tạm gọi vậy), vốn xuất thân từ những giai tầng dưới đáy, ít học, lưu manh (giàu lên thông qua đầu cơ chính trị, tham nhũng, buôn lậu, và hàng ngàn những thủ đoạn bất chính này khác…), có lẽ sẽ trở thành tầng lớp tinh hoa mới thay thế cho tầng lớp tinh hoa cũ đã từng bị chính bọn họ truy bức và tiêu diệt. Cắt nghĩa điều này, anh cười bảo, do có điều kiện được đầu tư ăn học đàng hoàng, được thụ hưởng một môi trường “đẫm” văn hóa từ bé (dù xuất phát chỉ cốt để khoe sang, khoa giàu, giả dụ: đại dương cầm dùng để trang trí phòng khách, tường nhà phủ ngập tranh các danh họa, sách đọc được mua theo thước, là khách thường xuyên (ngáp) của các khán phòng nhạc cổ điển…), nhưng những hậu duệ của tầng lớp “quý-tộc-mới” này sẽ dần dà thẩm thấu, dần dà trở thành một lớp người có đời sống văn hóa tinh thần cao thật sự, biết yêu thích và cảm thụ những sản phẩm văn hóa cao cấp, đồng thời cũng chính họ chứ không phải ai khác sẽ trở thành lớp người tiên phong tạo ra những giá trị tinh thần mới cho thời đại mới. Đấy là niềm tin của bạn tôi cách đây đã gần 30 năm. Hôm nay nhìn lại, hình như vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì khả quan cả. Phải chăng, do đám con cái hậu duệ của tầng lớp “quý-tộc-mới” ấy vẫn còn đang bận phải sưu tập siêu xe, bận sưu tập các em chân dài, hoặc bận ăn chơi quậy phá tận trời Âu? Cũng có thể, lịch sử chưa có đủ thời gian, hoặc là (mà tôi nghĩ vậy), tầng lớp tinh hoa cùng những giá trị văn hóa tinh hoa không đến bằng lối đó.
Bài hát của Orpheus, xem ra, dù tuyệt diệu đến mấy cũng chẳng thể mang được Eurydice ra khỏi âm giới, và như lý giải, vì sự ngờ vực, sự thiếu vắng niềm tin, kỳ vọng cứu vớt và được cứu vớt của họ mãi mãi chỉ là ảo vọng. Cái kết có hậu trong vở nhạc kịch của Gluck chỉ là một đáp ứng cho thói thường của đám đông nhân loại muốn dành một chỗ cho niềm hy vọng trú ngụ. Đấy có lẽ cũng là khởi nguyên cho lời tiên tri buồn bã chưa bao giờ trở thành sự thật mà gần một thế kỷ sau Dostoievsky đã đặt vào miệng nhân vật Myshkin trong tiểu thuyết “L’Idiot” của mình: “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới này!”. Than ôi, sự thật thường rất phũ phàng! Nếu ngẫm mình chẳng đủ niềm tin và sự kiên cường mang cái đẹp bước xuống vực thẳm cứu người thì chí ít cũng nên có lòng tự trọng chối bỏ việc hát ca xưng tụng những điều giả trá quỷ mị, vậy thôi!
Trần
Thanh Sơn (6.2020)
-Christoph Willibald Gluck (1714-1787): Nhà soạn nhạc người
Đức, nổi tiếng với các vở opera như: Orpheus and Eurydice, Alceste, Paride ed
Elena…
-Orpheus và Eurydice: Hai nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Tương truyền những
bài hát của Orpheus có thể làm xiêu lòng vạn vật và khiến cho đất trời, thần
linh phải nhỏ lệ. Eurydice, vợ của Orpheus, bị rắn cắn chết trong ngày cưới.
Đau lòng trước cái chết của nàng, Orpheus tìm đường xuống địa ngục. Với cây đàn và
tài năng âm nhạc của mình, Orpheus đã thuyết phục được Hades - vua của địa phủ động
lòng thương cho phép Eurydice về lại dương gian. Giao linh hồn Eurydice cho
Orpheus, Hades dặn rằng: phải ra khỏi địa phủ mới được ngoái lại nhìn vợ,
nếu nhìn trước thì nàng sẽ biến mất và phải quay về lại cõi âm. Do vẫn chỉ là một bóng ma, trên đường đi Orpheus không thể nghe thấy tiếng bước
chân của Eurydice theo sau, nghĩ rằng Hades lừa dối mình, lúc sắp ra khỏi địa
ngục, Orpheus ngoái lại nhìn, thế là linh hồn của Eurydice phải ở
lại địa ngục vĩnh viễn.
Ảnh trên: From Painting (Breon O'Casey)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét