Giuseppe
Ungaretti (1888-1970) được xem là một trong những nhà thơ đã có những đóng góp nổi bật
cho nền văn chương Ý thế kỷ 20, đồng thời cũng là nhà thơ hiện đại có tầm ảnh
hưởng sâu rộng đến nhiều thế hệ nhà thơ Ý nói riêng và phương Tây nói chung (1). Thơ Ungaretti, đặc biệt ở thời kỳ đầu, thường dựa trên trực giác đột khởi, diễn
đạt những ánh chớp lóe của nội tâm, những mặc khải đầy minh triết về cuộc đấu
tranh dai dẳng và khốc liệt của con người nhằm khẳng định sự tồn tại của mình trước hư vô. Ngắn, mãnh liệt và chói lòa như một đốn ngộ, một số thơ của Ungaretti rất khó dịch sang ngôn ngữ khác, thậm chí có bài nhiều dịch giả còn cho là bất-khả-dịch.
Read More
Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016
Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016
Hài hước đen của Nietzsche
Đọc báo bên tách cà phê sáng là một điều tuyệt thú nhưng
đôi khi cũng là một thách thức cho trái tim đã có tuổi của tôi. Giận dữ, bực
bội, chán nản là tâm trạng khi phải đọc quá nhiều những trân tráo bị-phơi-bày
và tự-phơi-bày trên báo chí hàng ngày. Vì sao có sự tha hóa này? Bất giác nhớ đến
một câu hài hước đen của Nietzsche trong tác phẩm “Hoàng hôn của những
thần tượng”:
Read More
Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
Đơn giản là một nhà thơ
* George Benjamin viết về Pierre Boulez.
Có lần tôi hỏi một nhóm các nhà soạn nhạc trẻ mà tôi đang giảng dạy xem liệu có thứ âm nhạc hiện đại nào khiến họ không ưa chăng. Hơn một nửa số người đã nhắc đến Pierre Boulez. Ban đầu tôi sửng sốt vì sao họ lại có thể chối bỏ một nhà sáng tạo âm nhạc vĩ đại đến thế trong thời đại của chúng ta, nhưng có lẽ tính cách ưa chỉ trích quyết liệt của con người này là nguyên nhân gây ra niềm ác cảm ở họ.
Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016
Những cuộc rượu...
Một trong những
lần hiếm hoi được ngồi đối ẩm với dịch giả Phạm Viêm Phương, lúc ngà ngà say và
vui chuyện – vẫn cái cách xưng hô ông-ông-tôi-tôi kiểu của anh, dù tôi nhỏ thua
anh cả chục tuổi - anh bảo tôi: “Ông biết không, cái ngày tôi bất chợt nhận biết
được thế nào là một ly rượu ngon, tôi mới sực nhớ ra rằng cả một quãng thời
gian dài trước đó, mình đã phá hoại không biết bao nhiêu là mỹ tửu của cuộc đời…”,
anh nói về rượu bằng cái giọng người ta hay dùng để nói về tuổi trẻ hay về thời
gian, về những hoài phí và nông nổi mà người ta thường mắc phải khi còn trẻ, còn
thiếu kinh nghiệm, dù theo như tôi biết, Phạm Viêm Phương chưa bao giờ là một
con sâu rượu!...
Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016
Theo mùa xuân bay đi mãi...
Tình hoa
Nhạc và lời: Trần Thanh Sơn
Hoa trên tay em hoa phố xưa
Thơm hương về người, những trưa xanh nồng nàn
Mây bay trên vai mây rất êm
Nhớ con đường dài níu chân ta ngày nào
Chậm mùa xuân nhé
Vì xanh quá những bước cỏ non
Đừng hồng thêm nữa
Này những cánh hoa thơm đầu gió...
Read More
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)