Lại đọc thấy một
đoản ngôn tuyệt thú của E.M. Cioran.
Tuyệt thú vì tìm thấy những điều mình muốn nói mà không nói được, muốn viết mà
viết không nên. Bị giam cầm trong định mệnh, mọi vùng vẫy của con người chỉ
càng làm rõ thêm sự bất lực của mình trước hiện sinh: “Tôi thực sự tin rằng chẳng
gì có nghĩa hết cả”, trong cuộc trò chuyện với nhà viết tiểu sử Fritz J. Raddatz
hình như Cioran từng nói như vậy, và “Không là gì hết, tôi chỉ là kết quả của một
sự tình cờ!”. Thật vậy chăng, tất cả chỉ là kết quả của một sự tình cờ?
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016
Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016
Tạ ơn các ngươi, hỡi những cuốn sách!
Ghé tiệm sách cũ
thơ thẩn chọn được cho mình hai cuốn ngày xưa đã từng đọc qua, một của Tuệ Sỹ -
“Tô Đông Pha - Những phương trời viễn mộng” và một của Dương Nghiễm Mậu - “Cũng
đành”. Mua ở tiệm sách cũ, nhưng cả hai đều là sách mới được phép tái bản trở lại
gần đây: 2007 và 2008. Cầm hai cuốn sách trên tay bất giác có cảm giác như cầm
hai dúm tro tàn từ quá khứ mịt mùng với bao kỷ niệm buồn vui lẫn lộn. Nói cầm
hai dúm tro tàn là trên cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016
Không thể phân biệt được nước mắt với âm nhạc
Triết gia của
bóng tối Emile Cioran trong “Tears and Saints” có một đoạn tuyệt thú viết về âm
nhạc. Nhắc đến câu nói nổi tiếng của Nietzsche: “Tôi không thể phân biệt được
nước mắt với âm nhạc”, Cioran thêm, “Những ai không lập tức thấu cảm được điều này
thì chưa từng được sống một giây nào trong niềm thân mật của âm nhạc. Tôi biết
chẳng có thứ âm nhạc nào khác với âm nhạc của những dòng nước mắt ấy. Xuất phát
từ niềm nuối tiếc thiên đường đã mất, âm nhạc đem lại sự sinh thành cho những
biểu tượng của nỗi mất mát này: những dòng nước mắt”
Read More
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)