Tôi biết nhạc của
Takemitsu rất muộn, tận đến những năm cuối cùng của thế kỷ 20, khi Takemitsu đã qua đời sau gần ba thập niên hiện diện như là một nhà soạn
nhạc tiền phong có tên tuổi lẫy lừng và hầu hết tác phẩm của ông đã được các
dàn nhạc giao hưởng cũng như những solist danh tiếng nhất hành tinh ghi âm và diễn tấu!
Đó là một chiều cuối năm trên hành lang Nhạc viện, tôi nhớ loáng thoáng như vậy. Một bạn quen ở khoa Guitar đã cho tôi mượn xem tệp giấy mỏng in một tác phẩm viết cho guitar có cái tên là lạ: “All in Twilight” - tác giả: Toru Takemitsu. Nhạc phẩm được viết bằng bút pháp khoáng đạt, đầy ngẫu hứng, nhưng với kỹ thuật dù chỉ xem lướt qua tôi cũng nhận thấy là cực khó và phức tạp. Nhìn vẻ ngơ ngác của tôi, chàng guitarist khoe: “Bạn em gởi từ nước ngoài về cho. Anh nghe nhạc ông này bao giờ chưa? Vũ Mãn Triệt đó! Nổi tiếng lắm...”. Vũ Mãn Triệt. Cái tên đọc theo dịch âm Hán Việt nghe xa xôi, kỳ lạ và khuyến dụ sự tìm hiểu. Tôi về nhà lục tung bộ sưu tập đĩa nhựa của mình tìm kiếm, dẫu biết chắc trước rằng mình chẳng có tác phẩm nào của nhạc sĩ này. Mà đáng buồn thay, quả đúng thật như vậy! Thứ duy nhất tôi tìm được chỉ là một dòng quảng cáo ngắn ngủi ở bìa sau (back cover) một đĩa nhạc: Messiaen/Takemitsu - Turangalila Symphony; November Steps (Toronto Symphony - Seiji Ozawa).
Như ếch dưới giếng, sống trong vùng trũng văn hóa mà ánh sáng nghệ thuật mới của thế giới luôn chậm soi rọi tới, thế hệ chúng tôi còn là một trong những thế hệ phải gánh chịu nhiều những mất mát thiệt thòi mà lịch sử mang lại: nảy mầm trong chiến tranh, bị bỏ quên, âm thầm lớn lên trong bóng tối bít bùng của thời hậu chiến và còi cọc trổ hoa dưới ánh chạng vạng của “ngày chưa lên, đêm chưa hết” giai đoạn đất nước vừa mở cửa, điều kiện để tiếp cận với cái mới là vô cùng khó khăn, ít ỏi. Thêm vào đó, trên cái dòng chảy một chiều của nền văn hóa văn nghệ vẫn còn mê mệt ngủ trong căn nhà cửa khép, các diễn đàn nghệ thuật chính thống vẫn tiếp tục ngự trị những diễn ngôn ra rả kết án “chủ nghĩa hiện đại bế tắt, nghệ thuật hiện đại suy đồi”, mọi sáng tạo lệch ra khỏi “chuẩn chung” đều có thể bị mang ra phê phán, săm soi bằng ánh mắt nghi ngờ, ngay cả ngôi trường âm nhạc mà chúng tôi đang theo học ngày ấy cũng không thoát được cái vòng kim cô đó, vẫn quẩn quanh trong cái ao nước cũ của lý thuyết âm nhạc cổ điển Tây phương từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20… Do vậy, chẳng nên lấy làm ngạc nhiên nếu như đến cả những sinh viên chuyên ngành sáng tác như chúng tôi mà cũng ngơ ngác không biết Takemitsu là ai!
Nhạc phẩm Takemitsu đầu tiên tôi tìm nghe được là “A Flock Descends into the Pentagonal Garden”. Ấn tượng mạnh mẽ mà tác phẩm này mang lại đã cuốn hút tôi theo đuổi cuộc hành trình dài hơi đến không ngờ với âm nhạc của ông: Asterism, Quotation of Dream, November Steps, A String around Autumn... rồi Family Tree, Gemeaux, Dreamtime, I Hear the Water Dreaming, How Slow the Wind, Spirit Garden… Trong gần chục năm trời sau đó với rất nhiều công sức, tôi đã may mắn sưu tập được trên 30 CD âm nhạc của Takemitsu (1), và có thể nói, trừ Stravinsky (2) - nhà soạn nhạc mà tôi yêu thích - đây là một trong ít ỏi tác giả tôi đã dành rất nhiều thời gian để nghe gần như toàn bộ tác phẩm.
Với cách lựa chọn chủ đề và đặt tên cho tác phẩm độc đáo, đầy chất thơ, dù không nhất thiết phải được viết bằng ngôn ngữ âm nhạc cổ truyền Nhật Bản, mỗi nhạc phẩm của Takemitsu đều là một bức tranh lung linh phản ánh con người và thiên nhiên nước Nhật bằng đôi mắt và tâm hồn thấm đẫm tính cách văn hóa xứ Phù Tang. Song song đó, bằng nhạc cảm và nghệ thuật phối khí điêu luyện của một bậc thầy, dàn nhạc trong hầu hết tác phẩm của Takemitsu được sử dụng tinh tế, uyển chuyển, màu âm của từng loại nhạc cụ (nhất là các nhạc cụ bộ gõ và nhạc cụ truyền thống Nhật Bản) được tận dụng đến tối đa khả năng riêng của mình cũng như trong sự hòa trộn với những nhạc khí đồng hành; sự tương phản giữa những khoảng lặng lạnh lẽo với tiếng thét chói lóa của dàn nhạc được sử dụng khéo léo đến mức gây kinh ngạc, và vì vậy, đạt đến sự thâm trầm sâu thẳm khi thể hiện những chủ đề âm nhạc mang đậm nét văn hóa Nhật Bản, những tâm cảnh, tư duy Thiền tông trong cõi tâm linh phương Đông. Dù phong cách âm nhạc cũng như nghệ thuật phối khí của Takemitsu có sự thay đổi theo từng thời kỳ, từ vẻ khô lạnh của giai đoạn ban đầu đến vẻ du dương, ấm áp và giàu âm vang của thời kỳ sau, nét tế vi trong từng sắc độ dàn nhạc của Takemitsu vẫn luôn hớp hồn người nghe.
Được đánh giá là người đã nối kết được nhạc khí cổ truyền và những khái niệm âm nhạc truyền thống Nhật vào với mỹ học châu Âu thế kỷ XX (3) và là nhà soạn nhạc thành công nhất trong việc kết hợp âm nhạc Đông - Tây, người mở ra con đường mới cho các nhạc sỹ châu Á tiếp bước, nhưng điều đáng ngạc nhiên Takemitsu lại là một người tự học (autodidact) theo nghĩa đúng nhất của từ này. Trong lĩnh vực sáng tạo âm nhạc bác học đầy khắc nghiệt đòi hỏi vô số những kỹ năng buộc phải được đào tạo, rèn luyện từ trường lớp kinh viện, số người tự học và trở thành nhà soạn nhạc thành công là cực kỳ hiếm hoi. Lịch sử âm nhạc hiện đại chỉ ghi nhận không đến mười đầu ngón tay những nhà soạn nhạc nổi danh từ autodidact: Arnold Schoenberg, Edward Elgar, Havergal Brian, Kaikhosru Sorabji, Bohuslav Martinu… và nay có thêm Takemitsu, “nhạc sỹ Nhật Bản đầu tiên sáng tác cho công chúng thế giới” như lời phát biểu đầy tự hào về ông của người bạn và cũng là nhạc trưởng nổi tiếng Seiji Ozawa.
Nghe Takemitsu, tôi thường mơ mộng, hy vọng và chờ đợi sẽ có ngày những thế hệ người viết nhạc ra đời và lớn lên sau chúng tôi – có đầy đủ điều kiện tốt nhất để học tập, tiếp xúc, trải nghiệm, có tự do và đặc biệt là có tài hơn thế hệ chúng tôi – họ sẽ làm được những điều như Takemitsu đã từng làm, góp mặt và xiển dương tâm hồn Việt trong đại dương mênh mông của nền khí nhạc thế giới. Mùa đang chuyển thu, nằm nghe lá xáo xác gọi nhau trên những rặng cây cao phía bên kia vườn nhà, nghe Nobuko Imai kéo đàn “A string around Autumn” của Takemitsu:
“…Đừng hát
Đó là một chiều cuối năm trên hành lang Nhạc viện, tôi nhớ loáng thoáng như vậy. Một bạn quen ở khoa Guitar đã cho tôi mượn xem tệp giấy mỏng in một tác phẩm viết cho guitar có cái tên là lạ: “All in Twilight” - tác giả: Toru Takemitsu. Nhạc phẩm được viết bằng bút pháp khoáng đạt, đầy ngẫu hứng, nhưng với kỹ thuật dù chỉ xem lướt qua tôi cũng nhận thấy là cực khó và phức tạp. Nhìn vẻ ngơ ngác của tôi, chàng guitarist khoe: “Bạn em gởi từ nước ngoài về cho. Anh nghe nhạc ông này bao giờ chưa? Vũ Mãn Triệt đó! Nổi tiếng lắm...”. Vũ Mãn Triệt. Cái tên đọc theo dịch âm Hán Việt nghe xa xôi, kỳ lạ và khuyến dụ sự tìm hiểu. Tôi về nhà lục tung bộ sưu tập đĩa nhựa của mình tìm kiếm, dẫu biết chắc trước rằng mình chẳng có tác phẩm nào của nhạc sĩ này. Mà đáng buồn thay, quả đúng thật như vậy! Thứ duy nhất tôi tìm được chỉ là một dòng quảng cáo ngắn ngủi ở bìa sau (back cover) một đĩa nhạc: Messiaen/Takemitsu - Turangalila Symphony; November Steps (Toronto Symphony - Seiji Ozawa).
Như ếch dưới giếng, sống trong vùng trũng văn hóa mà ánh sáng nghệ thuật mới của thế giới luôn chậm soi rọi tới, thế hệ chúng tôi còn là một trong những thế hệ phải gánh chịu nhiều những mất mát thiệt thòi mà lịch sử mang lại: nảy mầm trong chiến tranh, bị bỏ quên, âm thầm lớn lên trong bóng tối bít bùng của thời hậu chiến và còi cọc trổ hoa dưới ánh chạng vạng của “ngày chưa lên, đêm chưa hết” giai đoạn đất nước vừa mở cửa, điều kiện để tiếp cận với cái mới là vô cùng khó khăn, ít ỏi. Thêm vào đó, trên cái dòng chảy một chiều của nền văn hóa văn nghệ vẫn còn mê mệt ngủ trong căn nhà cửa khép, các diễn đàn nghệ thuật chính thống vẫn tiếp tục ngự trị những diễn ngôn ra rả kết án “chủ nghĩa hiện đại bế tắt, nghệ thuật hiện đại suy đồi”, mọi sáng tạo lệch ra khỏi “chuẩn chung” đều có thể bị mang ra phê phán, săm soi bằng ánh mắt nghi ngờ, ngay cả ngôi trường âm nhạc mà chúng tôi đang theo học ngày ấy cũng không thoát được cái vòng kim cô đó, vẫn quẩn quanh trong cái ao nước cũ của lý thuyết âm nhạc cổ điển Tây phương từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20… Do vậy, chẳng nên lấy làm ngạc nhiên nếu như đến cả những sinh viên chuyên ngành sáng tác như chúng tôi mà cũng ngơ ngác không biết Takemitsu là ai!
Nhạc phẩm Takemitsu đầu tiên tôi tìm nghe được là “A Flock Descends into the Pentagonal Garden”. Ấn tượng mạnh mẽ mà tác phẩm này mang lại đã cuốn hút tôi theo đuổi cuộc hành trình dài hơi đến không ngờ với âm nhạc của ông: Asterism, Quotation of Dream, November Steps, A String around Autumn... rồi Family Tree, Gemeaux, Dreamtime, I Hear the Water Dreaming, How Slow the Wind, Spirit Garden… Trong gần chục năm trời sau đó với rất nhiều công sức, tôi đã may mắn sưu tập được trên 30 CD âm nhạc của Takemitsu (1), và có thể nói, trừ Stravinsky (2) - nhà soạn nhạc mà tôi yêu thích - đây là một trong ít ỏi tác giả tôi đã dành rất nhiều thời gian để nghe gần như toàn bộ tác phẩm.
Với cách lựa chọn chủ đề và đặt tên cho tác phẩm độc đáo, đầy chất thơ, dù không nhất thiết phải được viết bằng ngôn ngữ âm nhạc cổ truyền Nhật Bản, mỗi nhạc phẩm của Takemitsu đều là một bức tranh lung linh phản ánh con người và thiên nhiên nước Nhật bằng đôi mắt và tâm hồn thấm đẫm tính cách văn hóa xứ Phù Tang. Song song đó, bằng nhạc cảm và nghệ thuật phối khí điêu luyện của một bậc thầy, dàn nhạc trong hầu hết tác phẩm của Takemitsu được sử dụng tinh tế, uyển chuyển, màu âm của từng loại nhạc cụ (nhất là các nhạc cụ bộ gõ và nhạc cụ truyền thống Nhật Bản) được tận dụng đến tối đa khả năng riêng của mình cũng như trong sự hòa trộn với những nhạc khí đồng hành; sự tương phản giữa những khoảng lặng lạnh lẽo với tiếng thét chói lóa của dàn nhạc được sử dụng khéo léo đến mức gây kinh ngạc, và vì vậy, đạt đến sự thâm trầm sâu thẳm khi thể hiện những chủ đề âm nhạc mang đậm nét văn hóa Nhật Bản, những tâm cảnh, tư duy Thiền tông trong cõi tâm linh phương Đông. Dù phong cách âm nhạc cũng như nghệ thuật phối khí của Takemitsu có sự thay đổi theo từng thời kỳ, từ vẻ khô lạnh của giai đoạn ban đầu đến vẻ du dương, ấm áp và giàu âm vang của thời kỳ sau, nét tế vi trong từng sắc độ dàn nhạc của Takemitsu vẫn luôn hớp hồn người nghe.
Được đánh giá là người đã nối kết được nhạc khí cổ truyền và những khái niệm âm nhạc truyền thống Nhật vào với mỹ học châu Âu thế kỷ XX (3) và là nhà soạn nhạc thành công nhất trong việc kết hợp âm nhạc Đông - Tây, người mở ra con đường mới cho các nhạc sỹ châu Á tiếp bước, nhưng điều đáng ngạc nhiên Takemitsu lại là một người tự học (autodidact) theo nghĩa đúng nhất của từ này. Trong lĩnh vực sáng tạo âm nhạc bác học đầy khắc nghiệt đòi hỏi vô số những kỹ năng buộc phải được đào tạo, rèn luyện từ trường lớp kinh viện, số người tự học và trở thành nhà soạn nhạc thành công là cực kỳ hiếm hoi. Lịch sử âm nhạc hiện đại chỉ ghi nhận không đến mười đầu ngón tay những nhà soạn nhạc nổi danh từ autodidact: Arnold Schoenberg, Edward Elgar, Havergal Brian, Kaikhosru Sorabji, Bohuslav Martinu… và nay có thêm Takemitsu, “nhạc sỹ Nhật Bản đầu tiên sáng tác cho công chúng thế giới” như lời phát biểu đầy tự hào về ông của người bạn và cũng là nhạc trưởng nổi tiếng Seiji Ozawa.
Nghe Takemitsu, tôi thường mơ mộng, hy vọng và chờ đợi sẽ có ngày những thế hệ người viết nhạc ra đời và lớn lên sau chúng tôi – có đầy đủ điều kiện tốt nhất để học tập, tiếp xúc, trải nghiệm, có tự do và đặc biệt là có tài hơn thế hệ chúng tôi – họ sẽ làm được những điều như Takemitsu đã từng làm, góp mặt và xiển dương tâm hồn Việt trong đại dương mênh mông của nền khí nhạc thế giới. Mùa đang chuyển thu, nằm nghe lá xáo xác gọi nhau trên những rặng cây cao phía bên kia vườn nhà, nghe Nobuko Imai kéo đàn “A string around Autumn” của Takemitsu:
“…Đừng hát
Chỉ giản đơn là
Im lặng.
Hãy im lặng:
Để gió lang
thang
Một vòng chuỗi
Quanh mùa thu”
(4)
Thoắt đó mà đã gần 20 năm. Than ôi, có lẽ đành cứ phải tiếp tục mơ mộng, hy vọng và chờ đợi!
Thoắt đó mà đã gần 20 năm. Than ôi, có lẽ đành cứ phải tiếp tục mơ mộng, hy vọng và chờ đợi!
Trần Thanh Sơn (9.2016)
Toru Takemitsu (Vũ Mãn Triệt, 1930-1996): Nhà soạn nhạc hiện đại kiệt xuất của Nhật Bản và thế giới nửa sau thế kỷ XX. Ông cũng là người viết nhạc phim xuất sắc, tác giả của hàng trăm soundtrack với nhiều khai phá, sáng tạo cho thể loại này.
(1) Theo James Siddons trong “Music of the Twentieth-Century Avant-Garde” (Greenwood Press, 2002), chỉ riêng trong khoảng 3 thập niên từ 1960 đến 1980 đã có trên 200 album đĩa LP (sau đó là CD) âm nhạc Takemitsu được ghi âm và phát hành trên khắp thế giới.
(2) Igor
Stravinsky cũng chính là người đã “phát hiện” ra Takemitsu trong chuyến ghé
thăm Nhật Bản năm 1958. Ông đặc biệt đánh giá cao tác phẩm “Requiem for
Strings” của Takemitsu và được cho người đã gợi ý Aaron Copland đặt hàng Takemitsu sáng tác cho San Francisco
Symphony Orchestra, kết quả là tác phẩm “Dorian Horizon” trình diễn năm 1966.
(3) Bruce
Adolphe, "Of Mozart, Parrots and Cherry Blossoms in the Wind - A composer
explores mysteries of the musical mind", Limelight, NY 1999.
(4) Thơ Makoto
Ooka. “A String Around Autumn” cũng tiêu đề của bài thơ ngắn này, mà dựa trên đó,
Takemitsu đã viết bản concerto cho alto và dàn nhạc “A String Around Autumn” .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét