Chúng ta cô đơn trong cõi đời này đến nỗi ta phải tự hỏi mình: sự cô đơn của trạng thái hấp hối phải chăng là một biểu tượng của kiếp người (Emil Cioran).
Nghệ thuật là cuộc nổi loạn chống lại số phận của con người (André Malraux).
Tôi không viết cho một thiểu số được chọn lọc, vì cái thiểu số ấy chẳng có nghĩa lý gì đối với tôi, cũng chẳng viết cho cái thực thể chỉ thuần túy a dua được biết đến với tên gọi là đại chúng. Cả hai thứ trừu tượng ấy, có thể là quan trọng đối với những kẻ mị dân, riêng tôi chẳng mảy may tin. Tôi viết cho chính tôi, cho bạn bè tôi, và viết để có thể dễ dàng vượt thắng được thời gian (Jorge Luis Borges).
Sáng tạo là sự cứu rỗi nhất thời (con người) khỏi móng vuốt của tử thần (Emil Cioran).
Một lý thuyết về vũ trụ: cái toàn thể thì câm lặng; cái bộ phận thì thét gào trong đau đớn hay trong tiếng cười sằng sặc (Charles Simic).
Tất cả thật là khủng khiếp! (Guillaume Apollinaire).
Trần Thanh Sơn (11.2016)
-Samuel Barklay Beckett (1906-1989): Nhà văn, nhà viết kịch tiền phong người Ireland, đoạt giải Nobel Văn chương năm 1969.
-Emil Michel Cioran (1911-1995): Triết gia và nhà văn người Rumani.
-André Malraux (1901-1976): Nhà văn, nhà phiêu lưu, và chính trị gia người Pháp (từng làm Tổng trưởng Văn hóa Pháp). Đoạt giải Goncourt năm 1933.
-Jorge Luis Borges (1899-1986): Nhà văn, nhà thơ và dịch giả nổi tiếng người Argentina. Được coi là cha đẻ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh.
-Charles Simic (1938-): Nhà thơ và dịch giả người Mỹ gốc Serbia. Giải Pulitzer năm 1990, giải Wallace Stevens năm 2007.-Jorge Luis Borges (1899-1986): Nhà văn, nhà thơ và dịch giả nổi tiếng người Argentina. Được coi là cha đẻ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh.
-Guillaume Apollinaire (1880-1918): Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình nghệ thuật người Pháp gốc Ba Lan.
Ảnh: Study (Francis Bacon)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét