Bão cấp độ 4 cấp
độ 5 lồng lộn khắp hành tinh
Trên bậu cửa nhà
tôi sáng nay con bướm vàng đến đậu
Đôi cánh nhỏ
run run trong nắng mỏng
Cốc cà phê đắng
ngắt của tôi
Trang báo sáng chỉ toàn
những tin tởm lợm
Điều mà bọn họ làm
chưa từng một con thú nào làm được (2)
Thang đo nào cho
cái xấu xa vô sỉ của con người?
Gabriel Garcia
Marquez kể với tôi rằng
Có người đàn ông
lao xuống từ căn hộ chung cư tầng cao nhất
Khi rơi ngang những
ô cửa sổ đời sống riêng tư dấu kín
Hắn mới chợt nhận
ra thang đo cho sự vỡ mộng của mình…(3)
Một chỗ ngồi nhỏ
nhoi trong ngôi nhà thế giới
Để ngắm nhìn trời
sao, guồng quay bất tận những thiên hà
Đừng nguyền rủa
số phận, đừng bao giờ nguyền rủa
Có thang đo nào đâu
cho sự vô minh?
Tớ biến trước
đây. Tôi lặng lẽ xóa đi một số điện thoại
Thấy cả ngàn buổi
chiều trong cốc rượu một mình tôi
Thấy một lối rẽ
thăm thẳm dẫn vào quên lãng
Có cần thiết
không thang đo cho một nỗi buồn?
Trần Thanh Sơn
(9.2017)
(1) Năm 1972,
nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz đã
giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ một bài nói chuyện có tựa
đề “Tính dự đoán được: Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở
Texas?”. Đây có thể xem là là khởi nguyên của học thuyết “Hiệu ứng cánh bướm”
và cũng là một khái niệm quan trọng của ngành khoa học mới ra đời vào những năm
cuối thế kỷ XX là các hệ cơ học phi tuyến.
(2) Nhại lại câu
nói của Guillaumet, nhân vật trong “Terre des Hommes” của Saint-Ex ở một ngữ
nghĩa khác: “Ce que j'ai fait, je le jure, jamais aucun bête ne l'aurait fait”
(Điều mà tôi đã làm, tôi thề, chưa từng một con vật nào làm thế).
Ảnh: From Malta (Silvia Poloto)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét