“Nhạc sĩ tắc kè hoa, người đàn ông của một
ngàn lẻ một phong cách...” (Olivier Messiaen)
Ảnh trên: From El Gecko (Robert Peluce)
Cả tuần lễ liền thấy lòng lâng lâng vui sướng vì vừa tậu
được bộ đĩa “Igor Stravinsky: The Complete Columbia Album Collection” do Sony
Classical phát hành. Đây là bộ sưu tập lần đầu tiên trình bày trên CD (bao gồm
56 đĩa + 1 DVD) tất cả các đĩa LP trong loạt đĩa “Stravinsky conducts
Stravinsky” được ghi âm trong những năm 1940, 1950 (mono) và 1960 (stereo) của
CBS/American Columbia; bộ sưu tập cũng bao gồm tất cả các buổi trình diễn do
Robert Craft - trợ lý của Stravinsky tiến hành trong sự hiện diện của nhà soạn
nhạc, khi tuổi tác và tình trạng sức khoẻ đã hạn chế khả năng làm việc của ông.
Có thể nói, đây là bộ sưu tập thể hiện rõ và trung thành nhất quan điểm của
Stravinsky đối với gần như tất cả các tác phẩm âm nhạc của mình. Sở hữu thêm
bộ đĩa, số CD collection tác phẩm của nhà soạn nhạc tôi yêu thích nhất
này “hân hạnh” nhảy vọt lên con số trên 80 đĩa!
Nhạc phẩm Stravinsky đầu tiên tôi được nghe trong đời không
phải Rite of Spring cũng không phải Firebird nổi tiếng mà là Pulcinella Suite
trên chiếc đĩa 33 tours cũ mèm trầy xước mua ở vỉa hè Tân Định khoảng đầu thập
niên 1980. Pulcinella Suite được Decca phát hành kèm theo Giao hưởng No.1 cung
Đô trưởng của Bizet với hình bìa đĩa là bức tranh “Người thổi sáo” tuyệt đẹp
của Manet. Thời trẻ, chẳng hiểu vì sao tôi không thích âm nhạc Bizet, Symphony
No.1 của Bizet lại càng không phải là một tác phẩm hấp dẫn gì, thế nên, rất
may cho tôi là Pulcinella không bị cái cảm giác có bề thiên kiến ấy
mà... chìm lỉm theo! Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không hiểu lý do gì Decca
lại phát hành Stravinsky chung với Bizet, vì như tôi nghĩ, chẳng có điểm chung
gì giữa hai nhạc sĩ này, chưa kể, hình như Stravinsky chưa bao giờ là một nhạc sĩ của trường lãng mạn, trừ
sự quan tâm của ông dành cho nó như là một trong những nguồn chất liệu
cho các sáng tác phẩm dưới chiếc-áo-choàng Tân cổ điển của mình. Và
như thế, Pulcinella Suite, tác phẩm được xem là tiên khởi cho trào lưu Tân cổ
điển này đã đưa tôi đến với thế giới âm thanh của nhà soạn nhạc, nhà
phù thủy, nhà giả kim thuật vĩ đại nhất của lịch sử âm nhạc thế
kỷ XX: Igor Stravinsky.
Các nghiên cứu và đánh giá thường chia sáng tác của
Stravinsky ra làm 3 thời kỳ chính: thời kỳ Nga, thời kỳ Tân cổ điển, và thời kỳ
khởi từ năm 1954 cho đến khi ông mất - sử dụng kỹ thuật âm nhạc chuỗi
dodecaphony. Có thể thấy, mẫu số chung đều cho rằng các tác phẩm thời kỳ Nga
của Stravinsky là những tác phẩm đỉnh cao không thể bàn cãi (ngay cả Rite of
Spring - tác phẩm từng gây ra scandale ồn ào nhất trong lịch sử âm nhạc ở lần
ra mắt đầu tiên năm 1913 - cũng được tuyệt đại đa số thống nhất xem là
thành tựu quan trọng không chỉ đối với Stravinsky mà còn của cả nền âm
nhạc thế kỷ XX); riêng 2 thời kỳ sau đó thì lại có nhiều khác biệt trong cách
đánh giá, thậm chí là ở hai cực đối nghịch của sự khen chê. Trong lịch sử âm
nhạc, có lẽ Stravinsky là nhà soạn nhạc duy nhất gây ra sự phân cực
một cách kỳ lạ đến như vậy, dẫu rằng ngay sau ông, ở trường hợp John
Cage, cũng có sự phẩm bình ngược chiều tương tự, tuy nhiên, đấy lại
là chuyện khác...
Điều gì đã khiến tác giả của những vở ballet được nồng nhiệt tán thưởng như Firebird, Petrushka, Soldier’s Tale bỗng chốc bị kết án như một tội đồ của âm nhạc? Để có thể hiểu được phản ứng kỳ lạ này của giới kinh viện và các nhà phê bình, có lẽ cần nói sơ qua cách làm không giống bất kỳ một nhà soạn nhạc nào từ cổ chí kim của Stravinsky, khi, không chỉ mượn cảm hứng từ toàn bộ lịch sử nền âm nhạc Tây phương, sử dụng lại những nguyên lý từng bị lãng quên của âm nhạc quá khứ, mà còn “nhại” cả ngôn ngữ, phong cách âm nhạc của các bậc thầy vào những sáng tác phẩm của mình. Với Pulcinella Suite chẳng hạn, dựa vào âm nhạc của Pergolesi (và Gallo), bằng hình thức, phong cách, biên chế dàn nhạc theo đúng kiểu cách baroque của họ (6), Stravinsky chỉ thay đổi một ít cấu trúc, triển khai và biến hóa những chất liệu sẵn có, như, tạo ra những động lực mới từ sự mất cân bằng một cách cố ý trong cách thức phối khí khác lạ (ví như đoạn duo chơi fortissimo giữa trombone và contrabass solo ở hành âm thứ 7), hay, thêm vào bên dưới giai điệu cơ bản những hòa thanh mới, thậm chí cả “giai điệu Nga, hơi thở Nga” (như ở hành âm cuối cùng); chậm chạp nhưng quyết liệt, sự hiện diện của Stravinsky trong nhạc khúc kiểu thế kỷ 18 này càng lúc càng đậm nét cho đến khi ông lộ diện hoàn toàn ở đoạn kết thúc và áp đảo đóng ấn triện Stravinsky thế kỷ 20 vào bản nhạc. Cứ tiếp tục như thế, ta thấy, có bóng dáng Lully và các bậc thầy baroque trong Apollon Musagète; có bóng dáng J.S. Bach trong Concerto for Piano and Winds, Dumbarton Oaks Concerto; có Mozart trong The Rake’s Progress, Tchaikovsky trong The Fairy's Kiss; có Perotin, âm nhạc phức điệu cổ, Monteverdi, Gesualdo, Gluck, Weber, Verdi, Wolf, Schoenberg, nhạc Jazz v.v… và v.v… nhưng cũng có cả sự hiện diện thường trực đặc quánh bản sắc, hơi thở và giọng điệu cá nhân không lẫn vào đâu được của Stravinsky - nhà phù thủy, nhà tạo tác âm thanh của thời đại mới!
Như đã đề cập ở trên, với Pulcinella Suite (1920) - chiếc
bản lề của cánh cửa mở sang thời kỳ Tân cổ điển mà tiếp theo đó là hàng loạt
những tác phẩm mới của Stravinsky như Octet, Concerto for Piano and Winds,
Serenade in A, Symphony of Psalms… - Stravinsky lập tức bị dư luận dồn dập
công kích là sao chép, bắt chước tác phẩm của các nhạc sĩ cổ thời,
“từ bỏ di sản Nga”, hủy diệt phong cách cá nhân, tầm thường hóa sự
sáng tạo… Tờ The Musical Times (1923) gọi đó là trò “theo đóm ăn tàn”, không
ít nhạc sĩ đương thời còn thẳng thừng tuyên bố đó là thứ âm nhạc “hoàn
toàn vô nghĩa”, “một triệu chứng của bệnh thoát ly thực tế”...(1) Đỉnh
điểm, trong “Philosophy of Modern Music” (1949), Theodor Adorno (2) - người ủng hộ nhiệt thành âm nhạc tiền phong đã
gọi âm nhạc của Stravinsky là “phản động”, “âm nhạc phỏng theo âm nhạc”, “thứ
âm nhạc mà từ đó âm nhạc sẽ bị hủy diệt”, thậm chí nặng lời xem đó là sự
cuồng loạn, “chứng tâm thần phân lập”. Nhà chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng Ernest
Ansermet (3), bạn của Stravinsky, cũng chỉ trích âm nhạc của Stravinsky “không
còn là một biểu hiện mỹ học của đạo đức học con người” và nặng nề quy kết ông
là “nghèo nàn về mặt tâm hồn” (!) Cho đến tận những năm 1970, vẫn với bầu
khí đó, trong tiểu thuyết ngắn “Bản giao hưởng Baroque”, Alejo
Carpentier (3) còn giả tưởng cho các nhân vật trong truyện của mình là
Vivaldi và Handel, hai nhà soạn nhạc sinh trước Stravinsky nhiều thế kỷ
chuyện trò phẩm bình trước nấm mồ của ông (Stravinsky mất năm 1971): “Một
nhạc sĩ giỏi, nhưng cổ lắm rồi, đôi lúc ngay cả trong những dự định
của ông ta cũng đã cổ lắm rồi”, “Ở đó vang lên cả những bản nhạc
ngắn theo phong cách Trung cổ mà chúng ta đã bỏ lại phía sau từ rất
lâu nay… trong trường hợp này chúng ta hiện đại hơn nhiều”(4)…
Điều gì đã khiến tác giả của những vở ballet được nồng nhiệt tán thưởng như Firebird, Petrushka, Soldier’s Tale bỗng chốc bị kết án như một tội đồ của âm nhạc? Để có thể hiểu được phản ứng kỳ lạ này của giới kinh viện và các nhà phê bình, có lẽ cần nói sơ qua cách làm không giống bất kỳ một nhà soạn nhạc nào từ cổ chí kim của Stravinsky, khi, không chỉ mượn cảm hứng từ toàn bộ lịch sử nền âm nhạc Tây phương, sử dụng lại những nguyên lý từng bị lãng quên của âm nhạc quá khứ, mà còn “nhại” cả ngôn ngữ, phong cách âm nhạc của các bậc thầy vào những sáng tác phẩm của mình. Với Pulcinella Suite chẳng hạn, dựa vào âm nhạc của Pergolesi (và Gallo), bằng hình thức, phong cách, biên chế dàn nhạc theo đúng kiểu cách baroque của họ (6), Stravinsky chỉ thay đổi một ít cấu trúc, triển khai và biến hóa những chất liệu sẵn có, như, tạo ra những động lực mới từ sự mất cân bằng một cách cố ý trong cách thức phối khí khác lạ (ví như đoạn duo chơi fortissimo giữa trombone và contrabass solo ở hành âm thứ 7), hay, thêm vào bên dưới giai điệu cơ bản những hòa thanh mới, thậm chí cả “giai điệu Nga, hơi thở Nga” (như ở hành âm cuối cùng); chậm chạp nhưng quyết liệt, sự hiện diện của Stravinsky trong nhạc khúc kiểu thế kỷ 18 này càng lúc càng đậm nét cho đến khi ông lộ diện hoàn toàn ở đoạn kết thúc và áp đảo đóng ấn triện Stravinsky thế kỷ 20 vào bản nhạc. Cứ tiếp tục như thế, ta thấy, có bóng dáng Lully và các bậc thầy baroque trong Apollon Musagète; có bóng dáng J.S. Bach trong Concerto for Piano and Winds, Dumbarton Oaks Concerto; có Mozart trong The Rake’s Progress, Tchaikovsky trong The Fairy's Kiss; có Perotin, âm nhạc phức điệu cổ, Monteverdi, Gesualdo, Gluck, Weber, Verdi, Wolf, Schoenberg, nhạc Jazz v.v… và v.v… nhưng cũng có cả sự hiện diện thường trực đặc quánh bản sắc, hơi thở và giọng điệu cá nhân không lẫn vào đâu được của Stravinsky - nhà phù thủy, nhà tạo tác âm thanh của thời đại mới!
Giống
đứa trẻ được trao vào tay một cuốn tranh khắc của thế kỷ 18 không hề nhận thức
được chút gì lỗi lầm khi vẽ thêm râu tô mũi đỏ vào cuốn sách quý mình đang nắm
trong tay - nhà soạn nhạc Constant Lambert từng công kích Stravinsky như
vậy (7). Cũng kiểu cách đó, Adorno gọi cách làm của Stravinsky là “bạo lực”, “hành
hung âm nhạc”, “dấu hiệu của một sự cưỡng bức xã hội”… Còn nhiều nữa, nhiều nữa, những lời dèm pha, công kích và buộc tội. Thói thường là vậy, những
kẻ trụ trì đền thiêng và những kẻ luôn tự phong cho mình cái độc quyền bảo vệ hoặc tiến hành
cách mạng đều cảm thấy như bị trêu ngươi khi nghĩ rằng người ta đang hí
lộng quỷ thần ở ngay chốn thiêng liêng tôn kính của mình, đồng thời điên
lên với những việc mà họ cho là đi ngược với những bước-phát-triển-tất-yếu
nào đó theo cách nghĩ của họ (với những “…isme” này nọ, những kẻ động đến bàn thờ còn
có thể bị tàn hại, bị truy bức nữa là đằng khác!), họ kết tội Stravinsky đang
phá hoại âm nhạc, “phản môn đồ sư”, chạy theo chủ nghĩa chiết trung, và thậm
chí, là thế lực đối lập cản trở con đường phát triển của âm nhạc!
Năm 1998, Tạp chí Time gọi
Stravinsky là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Tinh thần nghệ thuật hậu
hiện đại cuối thế kỷ 20 và tiếp tục ở thế kỷ 21 ghi nhận những dấu chân
khai mở của Stravinsky, cho dù ông chưa bao giờ là một nhà hậu hiện
đại. Cũng như Picasso trong nghệ thuật thị giác, từ những gốc rễ cội
cành trong khu rừng của lịch sử âm nhạc quá khứ mà Stravinsky không
ngừng lang thang nhặt nhạnh tìm kiếm, ông đã cấy ghép tạo tác nên cho
nhân loại những loài kỳ hoa dị thảo mới, những lộng lẫy sắc màu
mới, biến những làn u hương của quá khứ trở thành những thơm hương
ngào ngạt của tương lai. Yêu âm nhạc của Stravinsky, trong một chừng
mực cũng thể như phải chấp nhận yêu lấy toàn bộ di sản âm nhạc Tây
phương thông qua trái tim, thông qua cách nhìn, cách chiếm hữu, cách
hạnh phúc, cách khổ đau và cả cách phụ rẫy của con người thường
được xem là một con tắc kè hoa vĩ đại nhất của âm nhạc hiện đại (8).
Mỗi khi nghe lại Stravinsky, trong nỗi hân hoan vui
sướng mà âm nhạc của ông mang tới cho mình, tôi thường mường tượng
gương mặt ông với đôi kính tròn trắng gọng đồi mồi quen thuộc mà tôi
từng được xem đâu đó trong một cuốn phim tư liệu ngắn. Ông ngồi bên
dương cầm, trên tường là bức chân dung Mozart nhìn nghiêng, ông dùng bút
chì sửa chữa một trang tổng phổ nào đó của mình, ông kể lại kỷ
niệm về một tác phẩm cũ, lông mày ông rướn lên vào mỗi cuối câu, nụ
cười hóm hỉnh, tinh quái, như thể ẩn sau nụ cười đó là lời thách
thức: Âm nhạc của ta là thế đấy, hỡi những kẻ thù ghét nhạc ta ơi (9),
hãy chống mắt lên mà xem! “Ảnh hưởng thực của Stravinsky chỉ mới bắt
đầu!”(10)
Trần Thanh
Sơn (3.2018)
(1) www.en.wikipedia.org/wiki/Igor_Stravinsky
(2) Theodor Adorno (1903-1969): Nhà xã hội học, triết học và âm nhạc học người Đức, nổi tiếng với lý thuyết phê phán xã hội. Ủng hộ nhiệt thành âm nhạc tiền phong, đặc biệt là âm nhạc 12 cung của trường phái Wien II. Adorno là người đưa khởi xướng kiểu mô tả: Schoenberg, nhân vật chính diện, đại diện cho tiến bộ; còn Stravinsky ở phía ngược lại, đại diện cho thế lực phản diện (!)
(3) Ernest Ansermet (1883-1969): Nhạc trưởng nổi tiếng người Thụy Sĩ.
(4) Alejo Carpentier (1904-1980): Tiểu thuyết gia, nhà bình luận, và nghiên cứu âm nhạc người Cuba. Được xem là người khởi xướng của trào lưu nghệ thuật huyền ảo ở các quốc gia Mỹ Latin.
(2) Theodor Adorno (1903-1969): Nhà xã hội học, triết học và âm nhạc học người Đức, nổi tiếng với lý thuyết phê phán xã hội. Ủng hộ nhiệt thành âm nhạc tiền phong, đặc biệt là âm nhạc 12 cung của trường phái Wien II. Adorno là người đưa khởi xướng kiểu mô tả: Schoenberg, nhân vật chính diện, đại diện cho tiến bộ; còn Stravinsky ở phía ngược lại, đại diện cho thế lực phản diện (!)
(3) Ernest Ansermet (1883-1969): Nhạc trưởng nổi tiếng người Thụy Sĩ.
(4) Alejo Carpentier (1904-1980): Tiểu thuyết gia, nhà bình luận, và nghiên cứu âm nhạc người Cuba. Được xem là người khởi xướng của trào lưu nghệ thuật huyền ảo ở các quốc gia Mỹ Latin.
(5) Alejo Carpentier - "Bản giáo hưởng Baroque", Nguyễn
Trung Đức dịch, NXB Tổng hợp Hậu Giang (1988).
(6) Giovanni Battista Pergolesi (1710-1736) và Domenico Gallo (1730-1768): Hai nhà soạn nhạc người Ý, thuộc thời kỳ Baroque.
(6) Giovanni Battista Pergolesi (1710-1736) và Domenico Gallo (1730-1768): Hai nhà soạn nhạc người Ý, thuộc thời kỳ Baroque.
(7) Constant
Lambert - "Music Ho! A Study of Music in Decline", New York, Charles Scribner's Sons (1934) https://gutenberg.ca/ebooks/lambert-music/lambert-music-00-h.html (8) Trong một phát biểu, nhà soạn nhạc lừng danh người Pháp Olivier Messiaen (1908-1992) đã gọi Stravinsky là “Nhạc sĩ tắc kè hoa, người đàn ông của một ngàn lẻ một
phong cách…”.
(9) Mượn chữ từ câu thơ của Thanh Tâm Tuyền: “Như kẻ say rót rượu lấy mà uống/ Cho vui thêm cuộc hành trình/ (Ðúng rồi những người thù ghét thơ tôi ơi)/ Cuộc hành trình hoàn toàn cô độc”.
(9) Mượn chữ từ câu thơ của Thanh Tâm Tuyền: “Như kẻ say rót rượu lấy mà uống/ Cho vui thêm cuộc hành trình/ (Ðúng rồi những người thù ghét thơ tôi ơi)/ Cuộc hành trình hoàn toàn cô độc”.
(10) Phát biểu của
Nhà soạn nhạc Louis Andriessen năm 1989 trong cuộc chuyện trò với Jonathan
Cross “Sáng tác cùng Stravinsky” - Vũ Ngọc Thăng, dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét