2. Người ta bảo những
bệnh lý liên quan đến tâm thần thường có xu hướng tăng lên hoặc trở nặng vào
những ngày nắng nóng. Nghe có vẻ hợp lý, vì nghiệm ở ngay mình, sức khỏe tâm thần
bình thường là thế mà những lúc oi bức thế này cũng dễ phát cáu với tất cả mọi
sự. Tôi thường nhủ tôi: khôn ngoan thì chẳng nên đọc báo xem tin gì cả vào những
ngày này, vì, rất dễ nổi điên! Nghĩ là vậy nhưng chẳng xa được thói quen lướt
báo sáng. Dù đã cho qua hết những chuyện tham nhũng, mua quan bán chức, lọc lừa,
cướp đoạt, giết chóc... ngày nào cũng hiện diện đến trơn lì các mặt báo,
không thể không não lòng khi thấy rằng cuối cùng thì sự suy đồi cũng đã tấn
công và bắt đầu chiếm lĩnh cái thành trì duy nhất còn lại của văn hóa và
đạo đức xã hội, cái thành trì mà cả ngàn năm nay truyền thống chúng ta luôn xem
là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, đó là giáo dục. Nhớ ông chú tôi, một
trí thức cũ Sài Gòn, khoảng năm 1985-1986 gì đó, nghe cô cháu gái chuẩn bị đi
thi đại học thuật lại với mình: “Bây giờ người ta bảo nhất y, nhì dược, tạm
được bách khoa, bỏ qua sư phạm”, ông hốt hoảng than: “Hỏng rồi, hỏng rồi! Bọn
họ (chỉ nhà cầm quyền, theo giọng điệu của ông) thi hành cái chính sách lạ
lùng gì thế này? Văn hóa, đạo đức đất nước này rồi sẽ tan hoang hết cho mà
xem!”. Có vẻ tiên đoán của ông không sai sự thật là mấy.
[Chép lại từ sổ tay: “Sự man rợ không bao giờ là tạm thời”, trong bài thuyết trình “L'artiste et son temps” (1) đọc tại Đại học Upsal năm 1957, nhà văn Albert Camus đã nhấn mạnh như vậy. Cái nguy hiểm của cụm từ “thời kỳ quá độ” ta hay sử dụng có lẽ cũng nằm đâu đó trong tầm ngắm của lời cảnh báo này. Những biểu hiện tha hóa, suy đồi của đời sống xã hội không thể cứ đổ vấy cho cái gọi là “mặt trái của kinh tế thị trường”. Cần nhớ, sự man rợ không bao giờ là tạm thời!].
3. Sài Gòn nóng như đổ lửa. Không thể trốn lên núi cao hay xuôi về miệt biển thì ta có thể làm gì khi rảnh rỗi ở nhà? Một cốc bia lạnh buổi chiều ngồi vẩn vơ nhìn qua ô cửa sổ vườn sau khung trời hẹp với đám mây bụi màu xám tro thường trực treo lơ lửng trên đầu thành phố như một đụn khói núi lửa? Đùa chơi với con gái, nghe tiếng cười hồn nhiên như suối của nó, hay lại mụ mị cắm đầu vào một cuốn sách nào đó mua đã lâu mà chưa có thời giờ đọc tới? Vừa rồi, nhân “khí thế” của những ngày hội sách thành phố, để đỡ thấy lạc hậu và cũng để thực hiện ý định mình muốn làm từ lâu, tôi cày nát các tiệm sách mới, cũ cố lùng mua bằng hết các tác phẩm của Umberto Eco đã được phát hành trong những năm gần đây: Nghĩa địa Praha, Con lắc Foulcault, Đi tìm sự thật biết cười và Số không. Tôi nhá “Con lắc Foucault” trước. Vẫn cảm giác thú vị, hấp dẫn như “Tên của đóa hồng”, tác phẩm Eco đầu tiên mà tôi được đọc: ngồn ngộn sử liệu, ngồn ngộn ức thuyết, tính biểu tượng - chất phúng dụ đầy mê hoặc, đặc biệt là sự hài hước luôn thấp thoáng hiện diện dù đang giữa những trang viết dày đặc sự kiện, dày đặc chú giải và điển cố. Đây là đoạn trích ở một trong những chương nằm ở phần đầu Con lắc Foucaul: “Chắc chắn phải có mối liên quan giữa khát khao quyền lực và impotentia coeundi (từ Latin chỉ chứng rối loạn dương cương). Tôi ưa Marx, tôi tin chắc rằng ông ta và Jenny vợ ông ta đã ân ái rất đỗi khoái lạc. Bạn có thể cảm thấy nó trong nhịp điệu thoải mái của văn ông và trong sự hài hước của ông. Mặt khác, tôi còn nhớ mình có lần từng nhận xét trong hành lang trường đại học rằng nếu bạn cứ phải mây mưa với Krupskaya thì kết quả bạn sẽ viết ra một cuốn sách tồi như Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm” (2). Ngày nắng điên, đọc đoạn văn với lối nói “mát mẻ” này ta có thể cười phì được một cái, trước khi… đi tắm!
4. Không thể có thứ âm nhạc phù hợp với mọi điều kiện thời tiết, nơi chốn, không gian và thời gian. Chẳng hạn, trong hơi nắng khét nghẹt kiểu như trưa hôm nay, thử thay những prelude thẳm sâu đầy bí ẩn của Scriabin ta đang nghe bằng một sonata chói chang nào đó của Bartok, cảm giác có lẽ là không thể chịu nổi! Người ta không nghe Symphony của Mahler trong hội chợ và cũng chẳng nghe Das Wohltemperierte Clavier của Bach trong quán rượu bao giờ. Nhớ người bạn xưa. Có lần tôi mở cho P. nghe một đĩa hát cũ vừa tìm mua được, nhóm Los Chalkakis chơi sáo gỗ quena của thổ dân da đỏ vùng Andes với các biến thể đàn guitar Nam Mỹ. P. thích mê và bảo tôi, thứ nhạc này mà được nghe khi đang phóng mô tô trên đường rong ruỗi giang hồ thì tuyệt cú mèo! Mà đúng là có thứ nhạc giúp ta quên đường dài. Khi lái xe, tôi thường thích nghe Judy Collins hoặc Nana Mouskouri hát, Peter Paul & Mary thì cũng tuyệt; nhạc cổ điển không phù hợp lắm cho những lúc này, dù vậy, nếu muốn, các baroque concerto hoặc nhạc minimalism kiểu Philip Glass, Steve Reich hay Terry Riley thì không vấn đề gì. Theo lời P. tôi đã thử chuyển đĩa Calchakis của mình sang nhạc số để có thể nghe được lúc đi đường, và quả là tuyệt diệu! Tìm thêm trên mạng đĩa của Calchakis, (ôi chao diệu kỳ thời đại số và thế giới phẳng!) một tay chơi ở tận Brazil đã share tặng tôi tới… 23 CD của nhóm nhạc này!
5. Rõ như ban ngày là tôi không ưa cái mùa nắng nóng chói lóa kiểu này tí nào. Vợ tôi bảo anh hơi ngược đời, bởi, thay vì như đa số do trời lạnh, chứng rhinorrhea của tôi lại thường trở nặng vào những lúc khí trời viêm nhiệt, tôi bị dị ứng, người rũ ra, hắt hơi chảy mũi đến thảm hại! Vậy nên, trong những ngày này, như Dracula, tôi có cảm tưởng mình chỉ sống lại khi màn đêm bắt đầu buông xuống. Đứng bên hiên nhà cùng bóng tối, chợt nghĩ, sau những giờ nắng điên như vậy, được thực sự làm Dracula trỗi dậy xin tí huyết dăm ba nhân vật mình không ưa thì cũng là điều thú vị!
[Chép lại từ sổ tay: “Sự man rợ không bao giờ là tạm thời”, trong bài thuyết trình “L'artiste et son temps” (1) đọc tại Đại học Upsal năm 1957, nhà văn Albert Camus đã nhấn mạnh như vậy. Cái nguy hiểm của cụm từ “thời kỳ quá độ” ta hay sử dụng có lẽ cũng nằm đâu đó trong tầm ngắm của lời cảnh báo này. Những biểu hiện tha hóa, suy đồi của đời sống xã hội không thể cứ đổ vấy cho cái gọi là “mặt trái của kinh tế thị trường”. Cần nhớ, sự man rợ không bao giờ là tạm thời!].
3. Sài Gòn nóng như đổ lửa. Không thể trốn lên núi cao hay xuôi về miệt biển thì ta có thể làm gì khi rảnh rỗi ở nhà? Một cốc bia lạnh buổi chiều ngồi vẩn vơ nhìn qua ô cửa sổ vườn sau khung trời hẹp với đám mây bụi màu xám tro thường trực treo lơ lửng trên đầu thành phố như một đụn khói núi lửa? Đùa chơi với con gái, nghe tiếng cười hồn nhiên như suối của nó, hay lại mụ mị cắm đầu vào một cuốn sách nào đó mua đã lâu mà chưa có thời giờ đọc tới? Vừa rồi, nhân “khí thế” của những ngày hội sách thành phố, để đỡ thấy lạc hậu và cũng để thực hiện ý định mình muốn làm từ lâu, tôi cày nát các tiệm sách mới, cũ cố lùng mua bằng hết các tác phẩm của Umberto Eco đã được phát hành trong những năm gần đây: Nghĩa địa Praha, Con lắc Foulcault, Đi tìm sự thật biết cười và Số không. Tôi nhá “Con lắc Foucault” trước. Vẫn cảm giác thú vị, hấp dẫn như “Tên của đóa hồng”, tác phẩm Eco đầu tiên mà tôi được đọc: ngồn ngộn sử liệu, ngồn ngộn ức thuyết, tính biểu tượng - chất phúng dụ đầy mê hoặc, đặc biệt là sự hài hước luôn thấp thoáng hiện diện dù đang giữa những trang viết dày đặc sự kiện, dày đặc chú giải và điển cố. Đây là đoạn trích ở một trong những chương nằm ở phần đầu Con lắc Foucaul: “Chắc chắn phải có mối liên quan giữa khát khao quyền lực và impotentia coeundi (từ Latin chỉ chứng rối loạn dương cương). Tôi ưa Marx, tôi tin chắc rằng ông ta và Jenny vợ ông ta đã ân ái rất đỗi khoái lạc. Bạn có thể cảm thấy nó trong nhịp điệu thoải mái của văn ông và trong sự hài hước của ông. Mặt khác, tôi còn nhớ mình có lần từng nhận xét trong hành lang trường đại học rằng nếu bạn cứ phải mây mưa với Krupskaya thì kết quả bạn sẽ viết ra một cuốn sách tồi như Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm” (2). Ngày nắng điên, đọc đoạn văn với lối nói “mát mẻ” này ta có thể cười phì được một cái, trước khi… đi tắm!
4. Không thể có thứ âm nhạc phù hợp với mọi điều kiện thời tiết, nơi chốn, không gian và thời gian. Chẳng hạn, trong hơi nắng khét nghẹt kiểu như trưa hôm nay, thử thay những prelude thẳm sâu đầy bí ẩn của Scriabin ta đang nghe bằng một sonata chói chang nào đó của Bartok, cảm giác có lẽ là không thể chịu nổi! Người ta không nghe Symphony của Mahler trong hội chợ và cũng chẳng nghe Das Wohltemperierte Clavier của Bach trong quán rượu bao giờ. Nhớ người bạn xưa. Có lần tôi mở cho P. nghe một đĩa hát cũ vừa tìm mua được, nhóm Los Chalkakis chơi sáo gỗ quena của thổ dân da đỏ vùng Andes với các biến thể đàn guitar Nam Mỹ. P. thích mê và bảo tôi, thứ nhạc này mà được nghe khi đang phóng mô tô trên đường rong ruỗi giang hồ thì tuyệt cú mèo! Mà đúng là có thứ nhạc giúp ta quên đường dài. Khi lái xe, tôi thường thích nghe Judy Collins hoặc Nana Mouskouri hát, Peter Paul & Mary thì cũng tuyệt; nhạc cổ điển không phù hợp lắm cho những lúc này, dù vậy, nếu muốn, các baroque concerto hoặc nhạc minimalism kiểu Philip Glass, Steve Reich hay Terry Riley thì không vấn đề gì. Theo lời P. tôi đã thử chuyển đĩa Calchakis của mình sang nhạc số để có thể nghe được lúc đi đường, và quả là tuyệt diệu! Tìm thêm trên mạng đĩa của Calchakis, (ôi chao diệu kỳ thời đại số và thế giới phẳng!) một tay chơi ở tận Brazil đã share tặng tôi tới… 23 CD của nhóm nhạc này!
5. Rõ như ban ngày là tôi không ưa cái mùa nắng nóng chói lóa kiểu này tí nào. Vợ tôi bảo anh hơi ngược đời, bởi, thay vì như đa số do trời lạnh, chứng rhinorrhea của tôi lại thường trở nặng vào những lúc khí trời viêm nhiệt, tôi bị dị ứng, người rũ ra, hắt hơi chảy mũi đến thảm hại! Vậy nên, trong những ngày này, như Dracula, tôi có cảm tưởng mình chỉ sống lại khi màn đêm bắt đầu buông xuống. Đứng bên hiên nhà cùng bóng tối, chợt nghĩ, sau những giờ nắng điên như vậy, được thực sự làm Dracula trỗi dậy xin tí huyết dăm ba nhân vật mình không ưa thì cũng là điều thú vị!
Trần Thanh Sơn (4.2018)
(2) Umberto Eco, Con lắc Foucault, Trang 63, Nhã Nam - NXB Văn học, 2016
Ảnh trên: From "Yellow and Orange" (Mark Rothko)
Ảnh trên: From "Yellow and Orange" (Mark Rothko)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét