Bị xem là một nhược điểm của con người, dẫu vậy, phân tích trên nhiều phương diện, tự ti
không đơn thuần chỉ là sự tự đánh giá thấp mình, luôn cảm thấy mình yếu kém trước
người khác mà còn bao hàm cả sự tỉnh táo phân tích được khả năng của chính
mình, uyển chuyển điều chỉnh nhận thức của người khác về mình để tránh đối đầu, tránh bị tấn
công gây thương tổn đến lòng tự trọng. Trên một bình diện cao hơn, sự tự ti còn
có thể bao hàm cả sự khiêm cung, khả năng tự chỉ trích và tự trào.
Tôi tìm được ở bài thơ này của Wislawa Szymborska (1) cái chất hài hước đen tuyệt vời thường hay có trong thi ca hiện đại phương Tây, đặc biệt là ở các nhà thơ Đông Âu từng sống qua những biến cố kinh hoàng của lịch sử thế kỷ XX - lịch sử của lò thiêu, của trại tập trung, của trại tù Gulag. “Để tán dương sự tự ti” còn có cả vị cay đắng, sầu muộn của nỗi thất vọng về con người, về những thứ đạo hạnh được nhân danh bằng vô số những ngôn từ đao to búa lớn mà kỳ thực chỉ đẩy con người về hướng animal-like, hướng cái ác!
Tôi tìm được ở bài thơ này của Wislawa Szymborska (1) cái chất hài hước đen tuyệt vời thường hay có trong thi ca hiện đại phương Tây, đặc biệt là ở các nhà thơ Đông Âu từng sống qua những biến cố kinh hoàng của lịch sử thế kỷ XX - lịch sử của lò thiêu, của trại tập trung, của trại tù Gulag. “Để tán dương sự tự ti” còn có cả vị cay đắng, sầu muộn của nỗi thất vọng về con người, về những thứ đạo hạnh được nhân danh bằng vô số những ngôn từ đao to búa lớn mà kỳ thực chỉ đẩy con người về hướng animal-like, hướng cái ác!
In
Praise of Self-Deprecation
The buzzard has
nothing to fault himself with.
Scruples are
alien to the black panther.
Piranhas do not
doubt the rightness of their actions.
The rattlesnake
approves of himself without reservations.
The
self-critical jackal does not exist.
The locust,
alligator, trichina, horsefly
live as they
live and are glad of it.
The killer
whale's heart weighs one hundred kilos
but in other
respects it is light.
There is nothing
more animal-like
than a clear
conscience
on the third
planet of the Sun.
Wislawa Szymborska
(Trans. by M.J. Krynski and R.A.
Maguire)
Xin được tạm dịch:
Để
tán dương sự tự ti
Loài ó chẳng có
chuyện chi để phải tự trách mình
Áy náy ngại
ngùng là chuyện lạ xa với loài hắc báo
Đám cá hổ
đâu ngờ vực gì về lẽ phải trong việc làm của chúng
Rắn chuông thì
luôn tự tung hô mình chẳng chút e dè.
Không có chuyện
đám chó rừng làm chuyện tự phê
Giặc châu chấu,
cá sấu, giun xoắn, muỗi mòng
Sống như chúng
vẫn sống và hỉ hả vui về chuyện ấy.
Tim loài cá voi
sát thủ nặng hàng trăm ký
Nhưng cũng có
khi nhẹ hẫng như bông.
Chẳng giống
gì có lương tâm trong sạch cho bằng
Loài thú
giống thú hơn cả
Sống trên hành
tinh thứ ba của hệ Mặt trời.
Trần
Thanh Sơn (11.2018)
(1) Wislawa Szymborska (1923-2012): nhà thơ người Ba Lan, đoạt Giải Nobel Văn chương năm 1996
Note 1: Với một số nền văn hóa, thái độ tự ti, tự hạ thấp mình được đón nhận như một biểu hiện của sự khiêm tốn, lịch sự. Hình như xã hội ta hiện hơi-bị-thiếu cái chất “selt-deprecation” kiểu này, nhưng lại hơi-bị-thừa cái lối tự tin lâu nay hay được đồng hóa vào niềm-tự-hào-thời-đại, tự-hào-thế-hệ, tự-hào-dân-tộc và nhiều thứ v.v... khác nữa, đến độ nó biến thành một thái độ sống rỗng tuếch, sặc mùi tự mãn, hợm hĩnh, kiêu ngạo, sĩ diện và đầy hiếu thắng! Chúng ta có thể nhìn thấy tâm lý sống này trên mọi lĩnh vực, mọi góc cạnh của đời sống xã hội đương thời. Về cơ bản, bản chất con người là luôn muốn tiến về phía trước, vượt qua mọi giới hạn áp đặt lên mình để vươn đến được nơi cao nhất, vươn tới tự do. Thế nhưng, khi sự khao khát ấy được trang bị và thúc đẩy bằng một thứ niềm tin tâm lý cực đoan mù quáng, chỉ muốn tranh cường, muốn “bay lên trên mọi người”, con người sẽ mất đi sự khiêm cung cần có, đánh mất khả năng phân tích vị thế tương quan giữa mình với tha nhân, đánh mất khả năng thấu cảm mà chỉ còn lại cái tôi vị kỷ và hẹp hòi, là tiền đề để cái xấu, cái ác ra đời.
Note
2: Bỗng
rùng mình nhớ lại mấy câu thơ trong “Mưa Nhã Nam” của Nguyễn Huy Thiệp - nhà tiên tri dự báo sự nở rộ của cái ác, cái tầm thường và suy đồi của xã hội Việt Nam: “Điều
thiện buồn tẻ vì nó nhạt nhẽo/ Điều thiện tầm thường vì nó an toàn/ Điều thiện
tệ hại vì nó giết đi đam mê/ Anh có sợ điều thiện không? Chị có sợ điều thiện
không?/ Và em nữa?/Em có bao giờ ghê tởm điều thiện/ bằng như điều ác?”(!)
Ảnh trên: From Painting (Pierre Soulages)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét