Mấy ngày qua biển
Đông lại dậy sóng. Gã láng giềng phương Bắc lại ngang ngược xua đám-tàu-ô vào bãi
Tư Chính của ta hoạt động và còn trân tráo tuyên bố “Chính phủ Việt Nam nên tôn
trọng chủ quyền của Trung Quốc đối với một số khu vực trên biển Đông” đồng thời
hăm he “phía Việt Nam cũng nên kiềm chế hành động” nếu không muốn làm trầm trọng
thêm tình hình khu vực (1). “Giấc mộng Trung Hoa” nấp dưới những lời nói mỹ miều
“Trung Quốc luôn yêu chuộng hòa bình và luôn theo đuổi, cũng như truyền lại cho
thế hệ sau niềm tin vững chắc vào hòa bình, hữu nghị và hòa hợp”, “trong máu của
người Trung Quốc không có gene xâm lược nước khác hay thống trị thế giới” (2) đang
dần lộ nguyên hình trở thành cơn ác mộng đối với các quốc gia trong khu vực. Với những gì đã và đang diễn ra, có lẽ Trung-Hoa-đại-mộng chỉ là ước vọng trở thành một thứ siêu cường quốc theo
lối nghĩ dân tộc hẹp hòi là có thể làm tất cả những gì mình muốn mà không ai có thể nói gì!
Hốt nhiên nhớ lại bài thơ đọc được đã lâu của Adam Zagajewski: Vườn bách thảo (The Botanic Garden), mượn một cái cây để nói chuyện ngôn từ, chuyện chính danh hay không chính danh, chuyện phát triển của cá thể trong mối tương quan hài hòa với cộng đồng, với muôn loài…(3)(4)(5). Nằm trong tập “Unseen Hand” xuất bản năm 2009, cùng năm với năm giới cầm quyền Trung Hoa ra tuyên bố điên loạn về đường-lưỡi-bò, không rõ căn nguyên cái nhìn đầy âu lo của Zagajewski trong bài thơ có liên quan gì đến những tham vọng trỗi dậy đậm chất bá quyền của đám con cháu Tần Thủy Hoàng này không? Với tâm thế của một người Việt, sức ám thị của bài thơ không thể không dẫn tôi về một hướng duy nhất: “đất nước Trung Hoa xấu xí trong mắt cộng đồng quốc tế” (6). (TTS - 7.2019)
Vườn
bách thảo
Trong vườn bách thảo thành Krakow
Tôi bắt gặp một
cái cây Á châu
Có tên gọi
siêu-thủy-sam Tầu - một loài cây đẹp
Lá hình những
ngón tay lởm chởm như kim.
Nhưng cớ chi siêu-thủy-sam mà không phải bình-thường-thủy-sam?
Giống siêu cây ấy liệu có bành trướng lên vượt quá cả chính nó?
Những tán lá có trùm lên những giống loài cây cối khác không?
Và phải
chăng thực vật cũng vận vào mình
Những biệt từ hợm
hĩnh
Của đám lập thuyết
mũ cao áo dài?
Adam Zagazewski
(1) “Trung Quốc không có vùng biển nào ở bãi Tư Chính”, Báo SGGP, tr.1, 22.7.2019
(2) “Ông Tập Cận
Bình: Trong máu của người Trung Quốc không có gene xâm lược nước khác” (https://plo.vn/thoi-su/ong-tap-can-binh-trong-mau-cua-nguoi-trung-quoc-khong-co-gene-xam-luoc-nuoc-khac-468990.html)
(3) Adam Zagajewski (1945-): Nhà thơ, tiểu thuyết gia, dịch giả và nhà tiểu luận người Ba Lan. Ông đã được trao giải thưởng quốc tế về văn học Neustadt năm 2004, giải Heinrich Mann 2015, giải thưởng công nhận trọn đời của giải thơ Griffin 2016, giải Asturias 2017 cho văn học
(3) Adam Zagajewski (1945-): Nhà thơ, tiểu thuyết gia, dịch giả và nhà tiểu luận người Ba Lan. Ông đã được trao giải thưởng quốc tế về văn học Neustadt năm 2004, giải Heinrich Mann 2015, giải thưởng công nhận trọn đời của giải thơ Griffin 2016, giải Asturias 2017 cho văn học
(6) TS. Yang
Hengiun từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hiện là thành viên cao cấp
trong Hội đồng Đại Tây dương (Mỹ) viết trên tạp chí Diplomat, có đoạn: “Lời nói
và hành động của Trung Quốc ngày càng đáng sợ với các nước khác… Tựu trung, những
chiến thuật thiển cận khiến Trung Quốc gần như không còn bạn bè trong khu vực.
Nếu cứ theo đường lối như hiện nay thì kế hoạch phát triển của Trung Quốc chắc
chắn sẽ bị phá sản và chỉ còn hình ảnh đất nước Trung Hoa xấu xí trong mắt cộng
đồng quốc tế” (https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/su-tich-duong-luoi-bo-hoang-duong-cua-tq-183429.html)
Ảnh trên: From Painting (Gabriel Pacheco)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét