Tôi thích cái chất
hài hước nhuốm màu cay đắng trong thơ của Bertolt Brecht. Bằng thứ ngôn từ giản
dị và sáng tỏ như những câu khẩu hiệu, thơ của ông thường trực diện đi vào tâm
trí người đọc qua con đường thẳng nhất, không cần rào dậu quanh co dưới những lớp lớp
tầng tầng ẩn dụ. Tuy vậy, thứ ngữ nghĩa mà ta tưởng rằng đã lập tức hiểu ngay ở lần
đọc đầu tiên sẽ phát lộ với ta những vỉa tầng ánh sáng mới nếu ta trở lại với
bài thơ một lần nữa, và ở đó, như một viên kim cương đa diện, Brecht sẽ mở thêm ra
cho ta vô số những góc nhìn mới mà tùy với trải nghiệm của từng người đọc,
chúng ta sẽ chọn được một cách nhìn phù hợp cho riêng mình. Bài thơ “Đốt sách” của
Brecht cũng vậy.
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019
Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019
Một mình cấu lấy tóc mình
Hơn tuần nay nghe lại Brahms, chỉ Brahms. Nghe lại Brahms là
nghe lại những kỷ niệm, nghe lại tiếng vang của lòng mình những năm tháng cũ trước
khi bước vào tuổi ba mươi, không còn trẻ nữa nhưng cũng chưa vội già! Ta
ném một hòn sỏi xuống vực giếng tối và chờ nghe ở đó một tiếng dội lại. Tạo ra
một nghệ phẩm chính là tạo ra một bờ giếng để người ta đến soi
mặt, tìm thấy dáng dấp của mình ở đấy và thoảng hoặc thả một đôi
viên đá bâng quơ dò tìm. Đêm qua tôi mới nhận được âm dội đó từ bản Concerto viết cho dương cầm giọng Ré thứ của Brahms mà mình được nghe lần đầu cách đây đã gần
ba mươi năm.
Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019
Vẽ mắt
Người xưa cho rằng
tác phẩm nghệ thuật khi đạt đến mức độ hoàn hảo sẽ trở thành một sinh thể độc lập,
hoàn toàn thoát khỏi tầm tay người tạo tác ra nó. Truyền thuyết kể Trương Tăng
Dao - danh hoạ triều Lương thời kỳ Nam Bắc triều ở Trung Hoa - vẽ bốn con rồng
trên bức tường Kim Lăng An Lạc Tự nhưng không vẽ mắt. Ông bảo: “Vẽ mắt, rồng sẽ
bay đi mất”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)