Tìm thấy sự tương đồng
nào đó về trạng huống và tâm cảnh khi đọc lại một phát biểu của Albert Camus
năm 1957: “Mỗi thế hệ đều tưởng mình có nghĩa vụ
xây dựng lại
thế giới.
Có điều thế hệ của tôi lại
biết rằng
nó sẽ không xây dựng lại được thế giới ấy. Nhưng nhiệm vụ thế hệ tôi lại
to tát hơn, đó là ngăn chặn một thế giới đang bị
tàn phá. Thừa hưởng một lịch
sử đồi bại, thời kỳ
pha trộn những
cuộc cách mạng thất bại, những
kỹ thuật đang trở thành những điều điên rồ, những thần
linh đã chết và những hệ tư tưởng kiệt sức,
thời kỳ của
những quyền lực tầm
thường đủ sức hủy diệt
nhưng không có sức thuyết phục
ai, thời kỳ trí tuệ tự hạ mình đến mức chỉ để phục vụ
cho thù hận
và áp bức, cái thế hệ
này của tôi, từ những
phủ định của chính mình, đã phải gầy dựng lại
ngay trong bản
thân và xung quanh mình một chút gì giá trị còn
sót lại đủ để tạo thành niềm kiêu hãnh sống và niềm kiêu hãnh chết!” (*).
Ngẫm và tự vấn mình về
rất nhiều điều. Trên những ngả đường của những tan hoang đổ nát, những biến đổi
dị dạng và thường trực bị đe dọa bởi sự trống rỗng, than ôi, thế hệ của tôi, cái
thế hệ ngã ba đường bị bỏ rơi và bị quên lãng, chúng ta làm được điều gi để nếu
không phải là góp phần “ngăn chặn một
thế giới đang bị tàn phá” thì ít ra cũng là gầy dựng lại được trong bản thân và xung quanh mình một chút gì giá trị còn
sót lại “để tạo thành niềm kiêu hãnh sống và niềm kiêu hãnh chết”? (TTS - 2.2024)
(*) Albert
Camus - Diễn từ Nobel Văn chương 1957, Phạm Toàn dịch
Ảnh trên: From “Die Mauer” (Edgar Ende)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét