Hình như sáng
nay Sài Gòn chuyển thu. Sớm mai đứng trong khoảng sân nhỏ đầy lá rụng từ cây
Osaka trồng trước cửa nhà nhìn lên bầu trời xám mây và có chút sương mù, tôi bất
giác tự hỏi mình: chẳng lẽ là mùa thu? Chia sẻ suy nghĩ này với người bạn ở
quán cà phê sáng, anh ta cười ha hả bảo do ảnh hưởng cháy rừng ở Indonesia chứ
mùa thu mùa thiếc gì! Dù cụt hứng, nhưng suốt cả ngày tôi cứ nghĩ ngợi lan man
về mùa thu, về những-ngày-thu đã cũ, những-người-thu đã cũ, nghĩ đến cuộc đời
đã thấp thoáng sang thu của mình…
Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015
Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015
Nhạc nghệ thuật là gì?
Thế giới âm nhạc [hiện nay] dường như hơi bị lẫn lộn. Hai mươi lăm năm
trước, kinh điển của nhạc Nghệ thuật phương Tây được xem là gồm nhạc
thời Cổ Ðại hoặc Phục Hưng, qua Barốc, Cổ Ðiển, Lãng Mạn, và đi vào thế
kỉ 20. Và loại nhạc mà nhiều người trong công chúng gọi là “cổ điển” thì
tương đối đã được xác định rõ trong phạm vi tác giả và tác phẩm của họ.
Hôm nay, danh mục âm nhạc này không còn được cho là duy nhất thích
đáng.
Read More
Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015
Vài suy nghĩ về ca khúc phổ thơ Thanh Tâm Tuyền
Là một trong số ít những nhà thơ lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 mà còn của cả nước thời kỳ hậu chiến, Thanh Tâm Tuyền được xem là ngọn cờ đầu của thơ tự do Việt Nam, người làm mới thi ca với nhiều cách tân táo bạo. Một số bài thơ của Thanh Tâm Tuyền trước đây đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương và Cung Tiến phổ thành những nhạc phẩm nổi tiếng như: Bài ngợi ca tình yêu, Dạ tâm khúc, Đêm màu hồng, Lệ đá xanh, Đêm… Gần đây, một số nhạc sĩ hải ngoại như Hoàng Ngọc Tuấn, Phạm Quang Tuấn cũng đã chọn thơ Thanh Tâm Tuyền để phổ nhạc.
Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015
Bùi Giáng viết về thơ Tuệ Sỹ
Tuệ
Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả
thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn
kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u.... Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu
thơ chữ Hán của ông:
Thâm dạ phong
phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu
lạc hoa phi.
Read More
Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015
Ở chỗ tình yêu kết thúc
Đầu
năm 2009, tôi tìm thấy trong bản thảo của tập “Ngôn ngữ ngày thường” (1986) một
bài thơ bị tôi bỏ dở nửa chừng, chữ viết rất tháu và khó đọc đối với cả chính
tác giả của nó là tôi. Đó là một bài thơ đã gần như hoàn chỉnh về mặt cấu trúc,
câu chữ, hình ảnh, chỉ còn thiếu một cái gì đó, một-cái-gì-đó-nằm-ở-bên-dưới,
nhưng là cốt lõi và cần phải có, kiểu như một bức tranh cần phải được điểm
nhãn.
Read More
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)