Sau hai tập thơ được viết liên tục: Tâm thần phân lập (1985) và Ngôn ngữ ngày thường (1986), cơn hứng thú đột khởi của tôi với thi ca bỗng dừng lại. Trong gần ba mươi năm sau đó tôi không làm thơ nữa. Khắc khe ra, nói không làm thơ nữa cũng không hoàn toàn đúng, vì trong khoảng thời gian dằng dặc mà như một chớp mắt đó, thỉnh thoảng tôi cũng có viết một đôi bài thơ. Nhưng ba mươi năm với chỉ khoảng trên dưới một hai chục bài gì đó (như tôi nhớ được, không kể những bài đã bị thất lạc) là một con số quá ít, xem như không có.
Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015
Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015
Chúng ta nghe nhạc như thế nào
Tất cả chúng ta đều nghe nhạc tuỳ theo khả năng riêng biệt của từng
người. Nhưng, để tiện cho việc phân tích, toàn bộ quá trình nghe nhạc có thể trở
nên sáng tỏ hơn nếu chúng ta chia nó ra thành những bộ phận cấu thành, có thể
nói như vậy. Theo một nghĩa nào đó, mọi người chúng ta đều nghe nhạc trên ba
bình diện tách biệt. Vì thiếu thuật ngữ chính xác hơn, ta có thể đặt tên ba
bình diện đó như sau: một, bình diện giác quan; hai, bình diện biểu đạt; ba,
bình diện thuần tuý âm nhạc.
Read More
Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015
Những điều thầy chưa kể
Ra đời năm 1988, cùng với những bài hát viết về thầy cô trường lớp của nhiều nhạc sĩ khác, ca khúc "Những điều thầy chưa kể" của tôi đã được các thế hệ học trò yêu mến và ca hát trong trên 25 năm qua. Với riêng tôi, “Những điều thầy chưa kể” như một mẩu dây neo giữ tâm hồn tôi lại trên triền dốc của thời gian thăm thẳm, giữ cho tâm hồn tôi được thơ trẻ mãi, vì cứ mỗi độ 20 tháng 11 đến, nghe bài hát này cất lên đâu đó dưới những mái trường, tôi lại thấy mình trở về là một câu bé ngây thơ ngồi trước bảng đen phấn trắng hướng lòng mình về phía thầy cô yêu quý như ngày xưa…
Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015
Tiếng Pháp đi cùng tôi...
Năm tôi đậu vào đệ thất, bố tôi hỏi tôi: Thế con định chọn học sinh ngữ Anh hay Pháp? Tôi trả lời: Con cũng chưa biết, nhưng có lẽ là Pháp văn. Bố tôi không nói gì, ông vốn khá “dân chủ” trong các lựa chọn của con cái ngay từ khi anh em tôi còn bé, nhưng tôi đoán chừng ông biết tôi đã tham khảo trước ý kiến của mẹ tôi. Mẹ tôi vốn dân Tây học, yêu văn hóa Pháp, có thể đọc được Alphonse Daudet, Anatole France ngay trong nguyên bản, thế nên mẹ tôi nghiêng về tư vấn cho tôi chọn Pháp văn là lẽ đương nhiên.
Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015
Stravinsky vào thế kỷ 21
Tôi có một kỷ niệm. Năm thứ tư
của lớp sáng tác tại Nhạc viện, khi thi tốt nghiệp môn Lịch sử âm nhạc, ở phần
vấn đáp, cô giáo đứng lớp đã hỏi tôi: “Trong các nhà soạn nhạc đã được học, anh
cho biết mình yêu thích ai nhất, và tại sao?”. Khá bất ngờ với câu hỏi có vẻ
ngoài lề của cô giáo nhưng tôi đã trả lời không chút ngần ngừ: Igor Stravinsky!
Và lý giải yêu âm nhạc của Stravinsky bởi sự phức tạp, đa diện, đa phong cách,
đồng thời cho rằng nhạc sĩ của mọi trường phái âm nhạc hiện nay đều có thể tham
chiếu cho riêng mình một bài học lớn nào đó từ các tác phẩm của ông...
Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015
Tình bạn trong giao tế trần gian...
Đêm rồi khó ngủ, lần đọc lại Terre des Hommes qua giọng dịch phiêu bồng của Bùi Giáng, “giọng trần gian đi tìm linh hồn mình giữa non nước quạnh”(1). Dừng lại ở phần Saint Ex viết về bằng hữu (2), ngơ ngẩn nghĩ về mình, về mọi người, về những người mình đang-gọi-là-bạn hay từng-gọi-là-bạn, u hoài xiết nỗi với những mất mát rụng rơi và bồi hồi với những gì mình còn gìn giữ được. Có những cái tên còn nằm trong trí nhớ nhưng gương mặt người dường như đã phai nhòa khuất nẻo, lại có những ánh mắt nụ cười còn tươi rói trong tim nhưng hầu như ta đã quên tên. Bao nhiêu gương mặt, bao nhiêu giọng người, bao nhiêu tên gọi, quên quên nhớ nhớ vui vui buồn buồn, lẫn lộn…
Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015
Requiem mười ba
...Những sớm mù sương, những đêm gió hút, những quãng trưa im, những rừng thắp nắng, những chuyến xe đi về dốc đồi Đà Lạt cùng những gương mặt bạn bè thời tuổi trẻ, tất cả được tôi bôi xóa hết một lần bằng bài thơ này.
Read More
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)