Tìm được trong đống báo chí lưu trữ ca khúc của một
người bạn nhóm sáng tác trẻ ngày xưa. Bản nhạc chép tay bằng bút bi trên
trên thứ giấy kẻ nhạc vàng ố, xấu xí của thời hậu bao cấp vẫn còn nghèo và nhiều
khó khăn. Mai Duy, tháng 5.1990. Vậy là gần tròn 30 năm…
Bữa đó, tôi nhớ mình về muộn. Đứa em cho biết lúc chiều có hai người bạn của tôi ghé nhà, “anh Phi và một anh nữa, trông là lạ”, họ ngồi chờ tôi suốt cả buổi. Tôi nghĩ mãi mà không đoán ra người bạn “là lạ” là ai. Mấy hôm sau gặp lại ở nhà Lê Quốc Thắng, mới biết tối ấy Mai Duy và Trần Minh Phi ghé chơi, Duy vừa phổ nhạc xong một bài thơ của tôi, hứng quá bèn ôm theo cả cây guitar mới sắm xuống nhà định hát cho tôi nghe. Cái thời vô duyên vậy đó! Hẹn gặp ai phải báo trước cả mấy ngày. Phương tiện liên lạc không có, điện thoại bàn không có, điện thoại di động thì còn là chuyện viễn tưởng ở tận trời Âu, thế nên ngẫu hứng đạp xe mười mấy cây số đến nhà bạn chơi mà bạn đi vắng thì coi như… xui tận mạng! Chưa kể thời ấy kéo nhau đi chơi cũng phải dặn dò nhau trước thật kỹ, lỡ lạc bọn thì gặp lại ở đâu ở đâu, không thì đứa đi lạc chỉ còn có nước đạp xe quay về! Vừa thấy mặt, Duy bảo tôi: “Tao phổ nhạc được 2 bài thơ của mày, một bài trong tập Tâm-thần-phân-lập, một bài trong Ngôn-ngữ-ngày-thường, nhưng chỉ chọn bài này”. Duy đưa tặng bản ký âm ca khúc lấy tên “Ta yêu người” phổ từ thơ của tôi, rồi cằn nhằn: “Phải chi hôm bữa mày ở nhà, cho mày nghe bài hát này trong khu vườn nhà mày thì mới hợp”. Cằn nhằn thế, nhưng sau đó Duy vẫn ôm đàn hát cả bọn nghe bài hát mới của mình…
Bữa đó, tôi nhớ mình về muộn. Đứa em cho biết lúc chiều có hai người bạn của tôi ghé nhà, “anh Phi và một anh nữa, trông là lạ”, họ ngồi chờ tôi suốt cả buổi. Tôi nghĩ mãi mà không đoán ra người bạn “là lạ” là ai. Mấy hôm sau gặp lại ở nhà Lê Quốc Thắng, mới biết tối ấy Mai Duy và Trần Minh Phi ghé chơi, Duy vừa phổ nhạc xong một bài thơ của tôi, hứng quá bèn ôm theo cả cây guitar mới sắm xuống nhà định hát cho tôi nghe. Cái thời vô duyên vậy đó! Hẹn gặp ai phải báo trước cả mấy ngày. Phương tiện liên lạc không có, điện thoại bàn không có, điện thoại di động thì còn là chuyện viễn tưởng ở tận trời Âu, thế nên ngẫu hứng đạp xe mười mấy cây số đến nhà bạn chơi mà bạn đi vắng thì coi như… xui tận mạng! Chưa kể thời ấy kéo nhau đi chơi cũng phải dặn dò nhau trước thật kỹ, lỡ lạc bọn thì gặp lại ở đâu ở đâu, không thì đứa đi lạc chỉ còn có nước đạp xe quay về! Vừa thấy mặt, Duy bảo tôi: “Tao phổ nhạc được 2 bài thơ của mày, một bài trong tập Tâm-thần-phân-lập, một bài trong Ngôn-ngữ-ngày-thường, nhưng chỉ chọn bài này”. Duy đưa tặng bản ký âm ca khúc lấy tên “Ta yêu người” phổ từ thơ của tôi, rồi cằn nhằn: “Phải chi hôm bữa mày ở nhà, cho mày nghe bài hát này trong khu vườn nhà mày thì mới hợp”. Cằn nhằn thế, nhưng sau đó Duy vẫn ôm đàn hát cả bọn nghe bài hát mới của mình…
Cầm bản nhạc chép tay trên tờ giấy vàng ố,
tôi như vẫn còn nghe loáng thoáng bên tai tiếng hát khào khào dở ẹt của Duy, những
dòng giai điệu thầm thĩ, khẽ khàng và dịu buồn. Nhưng đấy là một bài hát hay! Một bài hát hay như khá
nhiều bài hát hay của Duy có số phận âu sầu trong những chiếc ngăn kéo đầy bụi nằm
đâu đó trong sự lãng quên vì không có điều kiện ra mắt công chúng. Mà chẳng chỉ
riêng Duy, thời đó không thiếu gì những bài hát hay của không thiếu gì những
tác giả tài hoa cũng có cùng số phận nằm trong bóng tối như vậy. Có lẽ đó là những
bông hoa nở sớm quá, không lọt qua nổi cánh cửa kiểm duyệt khắt khe vẫn còn dựa
trên những tiêu chí mỹ học mang tính chính trị là chủ yếu đang ngự trị trên các
chương trình ca nhạc truyền hình, phát thanh - quá ít ỏi, độc quyền và ít nhiều mang
tính ban phát. Và cũng vì vậy, thời đó, tôi phải chứng kiến không biết bao nhiêu bè bạn quanh mình với những
ước vọng âm nhạc tràn đầy, bùng cháy rồi lụi tàn, rồi nguội lạnh (trong đó có cả một phần
không nhỏ những giấc mộng của chính tôi) vì những lý do vớ vẩn buồn cười kiểu... bất phùng thời như thế!
Sau đấy không lâu, Duy theo gia đình xuất cảnh đi Mỹ. Tôi,
Lê Quốc Thắng, Trần Minh Phi và một vài người bạn âm nhạc nữa có ra sân bay
tiễn bạn. Chúng tôi chúc Duy (và thật sự trong thâm tâm chúng tôi đã từng tin và nghĩ
như vậy) sẽ tìm được một con đường mới cho những khát vọng sáng tác của mình. Năm 1994 Mỹ
bỏ cấm vận, Việt kiều từ Mỹ bắt đầu ùn ùn về thăm quê hương, Mai Duy cũng về
chơi. Nhóm chúng tôi có tụ nhau lại một đôi bận, đi ăn và uống café ở những
quán cũ, kể chuyện ngày xưa chuyện ngày nay. Nhắc đến âm nhạc, Duy cười xòa rồi lãng
sang chuyện khác, bọn chúng tôi thấy vậy cũng không tiện hỏi thêm, có lẽ, niềm đam mê cũ kia của Duy đã cạn kiệt rồi...
Hôm nay tìm thấy một bài hát xưa của bạn, bỗng xao xác nhớ
những kỷ niệm không đầu không đũa, những bạn bè, những tên người, những buồn
vui xa xôi như kiếp trước… Ba mươi năm không dài nhưng cũng chẳng ngắn đối với
một ngoái nhìn. Có nhiều thứ đã bị khuất lấp, bị bôi xóa, bị lãng quên. Bạn bè
mới thay thế dần những bằng hữu xưa, mà vì nhiều lý do đã dần hồi ly tán. Hát
một bài hát cũ cũng đồng nghĩa với hát để nghe lại một thứ tiếng vang của giấc
mộng lòng ta nay đã điêu tàn. Hỡi những bạn bè đã xa xôi hay vẫn còn gần
gũi với tôi, có phải vậy không nhỉ?
Trần Thanh
Sơn (3.2019)
Bài thơ nguyên bản trong tập Ngôn ngữ ngày thường:
Ta
yêu người
Ta yêu người như
yêu mây xa
Mù khơi hướng ấy
phía sau nhà
Cứ như đang thuở
còn thơ dại
Mỗi chiều mở cửa
đứng trông ra
Ta yêu người như
yêu mưa bay
Sân ngoài lá trải
buồn heo may
Cuối đường gió mỏng
như lời hát
Thoảng sang người
bụi nhỏ quay quay
Ta yêu người như
yêu con sông
Trưa trưa nước
xuống… cũng như lòng
Ta nằm khẽ áp đầu
trong cỏ
Nghe thì thầm những
kiếp rêu rong
Ta yêu người như
yêu đêm qua
Đêm qua rất chậm,
dải Ngân Hà
Trắng như dòng sữa
mềm như lụa
Nối đôi bờ
thương nhớ hai ta
Ta yêu người
như… yêu thương ta
Ô hay, người có
phải chăng là…
Kiếp xưa chuyện
ngắn dài trong mộng
Như thể gần mà
như thể xa.
(1986)
Ảnh trên: From Painting (Gerhard Richter)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét