Hài hước, bỡn cợt, vui vẻ phá bỏ hết những quy ước
truyền thống, vẻ nghiêm túc và trịnh trọng đôi khi thái quá trong văn hóa thưởng
thức cũng như trình diễn nhạc cổ điển, hòa nhạc thường niên giới thiệu những
tác phẩm “mới được phát hiện” của P.D.Q. Bach đã trở thành chương trình giữ kỷ
lục liên tục bán hết vé tại các phòng hòa nhạc lớn ở Mỹ trong suốt... nửa thế kỷ
qua!
Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2024
Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2024
Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2024
Lại nghe mưa
Mưa giấc khuya muộn, khi tôi đang nghe lưng chừng một tứ tấu dây của Bacewicz. Tiếng mưa rào rạt chạy trên mái nhà như thể chơi trò đuổi bắt, lúc xa xa ngoài hiên trước, lúc lại rộ lên đâu đó phía sau hè, ầm ào mấy đợt rồi bỗng ngưng bặt. Khi ta đinh ninh đấy có lẽ chỉ là một thoáng mưa mây thì đột ngột từ bốn phương tám hướng, mưa nhất loạt ào ào trút đổ.
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2024
Bay chậm rãi và hát thật lâu...
Ngắn đến không thể ngắn hơn được nữa, thường xuyên được thu hẹp xuống tới mức độ của một khoảnh khắc, thời lượng chỉ vài mươi giây hoặc xấp xỉ một đôi phút trong một không gian cũng giới hạn như vậy - cô đọng bởi một số rất ít ỏi nốt nhạc, những mảnh vụn ấy, dù vậy, vẫn lấp lánh tỏa ánh sáng kỳ lạ của một thứ đá quý, vẻ sâu thẳm vô ngôn của những khoảng lặng trong hài cú Nhật Bản, vẻ ẩn mật của một công án thiền, sự chói loá bạo liệt của những vì sao vỡ hoặc màu tối đen của không gian vô tận nín bặt hư vô...
Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024
Nghe nhạc và nghĩ lung tung
Thời gian gần đây tôi thấy mình làm biếng quá. Bản tính xưa nay đã lười
mà giờ còn lười thêm gấp bội. Xong việc ở sở về đến nhà là tôi ngồi thừ ra,
chẳng muốn làm gì! Mấy cuốn sách đang đọc dở dang cứ tiếp tục để dở dang như
thế. Viết lách chẳng thấy hứng thú. Nhạc cũng chẳng buồn nghe, hoặc có nghe thì
nghe nhảy cóc, được chăng hay chớ. Trước đây tôi có thói quen, hễ “dính vào”
nhạc của một nhà soạn nhạc nào đó là bằng mọi giá phải bỏ thời gian nghe toàn
tập, chí ít cũng là “toàn bộ” trong giới hạn những đĩa hát mà mình có thể tìm
kiếm, sưu tập được.
Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024
Ít ra cũng (...)
Tìm thấy sự tương đồng
nào đó về trạng huống và tâm cảnh khi đọc lại một phát biểu của Albert Camus
năm 1957: “Mỗi thế hệ đều tưởng mình có nghĩa vụ
xây dựng lại
thế giới.
Có điều thế hệ của tôi lại
biết rằng
nó sẽ không xây dựng lại được thế giới ấy. Nhưng nhiệm vụ thế hệ tôi lại
to tát hơn, đó là ngăn chặn một thế giới đang bị
tàn phá. Thừa hưởng một lịch
sử đồi bại, thời kỳ
pha trộn những
cuộc cách mạng thất bại, những
kỹ thuật đang trở thành những điều điên rồ, những thần
linh đã chết và những hệ tư tưởng kiệt sức
Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2024
Thứ Tư, 17 tháng 1, 2024
Về những bài hát dở ẹt
Thật
kinh hãi khi nghĩ rằng có quá nhiều thứ âm nhạc tệ hại và gớm ghiếc sẽ bị ghi
vào đĩa hát mãi mãi, nhà soạn nhạc Anh Edward Elgar (hay Arthur Sullivan gì đó,
tôi nhớ không rõ lắm) từng thảng thốt kêu như vậy vào những năm 80 của thế kỷ
19 khi lần đầu tiên được giới thiệu máy quay đĩa cùng công nghệ ghi âm - một
phát minh mới toanh của Thomas Edison - với một nhạc phẩm của ông.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)