Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Hai mươi bốn hài cú 2015

 
Tập hợp các mẩu ghi chép vụn vặt nằm rải rác trong sổ tay 2015, những hình ảnh, những suy nghĩ và những ý tưởng thoáng qua, tôi bỏ chung chúng vào một cái giỏ và đặt tên là “Hai mươi bốn hài cú”. Nếu theo những quy chuẩn khá nghiêm ngặt của thể loại hài cú, tên gọi cho tập hợp này có vẻ không ổn. Dù vậy, suy đi nghĩ lại cũng chẳng biết phải gọi chúng là cái gì, nên tôi tạm thời cứ gọi chúng là: “Hai mươi bốn hài cú 2015” (TTS)
Read More

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Mừng một năm mới nữa của kỷ nguyên khủng bố...

 
Một bài thơ được tác giả viết năm 1985 và không định sẽ đem ra đăng tải. Nhân Giáng sinh 2015 và chuẩn bị đón Nouvel An 2016, với thảm trạng hôm nay, xin được chào mừng một năm mới nữa của kỷ nguyên khủng bố, kỷ nguyên bàng quan và chia rẽ bằng bài-thơ-ba-mươi-năm-tuổi này.(TTS)
Read More

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Ngồi trên cửa sổ


Nhạc và lời: Trần Thanh Sơn

Bay đi đâu đi đâu hỡi áng mây hồng bềnh bồng, một ngày rực rỡ lướt trên trời cao?
Trôi đi đâu đi đâu hỡi con sông dài miệt mài, từng ngày cuộn mình về nơi xa vắng?
Bay đi đâu đi đâu hỡi cánh chim trời hiền lành, chiều nào về hát trước sân nhà tôi?
Từng mai sớm dịu dàng, hoàng hôn cũng khẽ khàng lướt trôi...
Read More

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Một cuộc đời thôi thì chẳng đủ...

 
Đêm qua lang thang trên mạng, vào một trang cá nhân thuộc tumblr.com xem ảnh, tình cờ thấy đoạn thơ (không đề tên tác giả) được chủ trang đặt làm đề từ cho toàn website của mình. Toát mồ hôi vì thơ hay quá. Và cũng vì thơ hay quá nên tôi đâm… ngờ ngợ. Vào google kiểm tra thử, hóa ra là thơ Milosz. Thảo nào! Czeslaw Milosz - nhà thơ người Ba Lan - Nobel Văn chương 1980. 
Read More

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Nhà sưu tập

 
 
Tôi biết anh K. vào khoảng giữa những năm 80 của thế kỷ trước - những năm đất nước đang trong đêm trước của đổi mới, cuộc sống còn muôn vàn khó khăn vất vả, nỗi lo mưu sinh luôn hằn in trên gương mặt mỗi người ta gặp trên phố. Trên rất nhiều những con đường Sài Gòn ngày ấy, thậm chí trên cả những đại lộ từng một thời nổi danh bởi sự tráng lệ, xa hoa cũng xuất hiện những cái chợ trời tự phát, mua bán đồ cũ, đồ lạc xoong đủ kiểu. Ngăn sông cấm chợ, đánh tư sản, lạm phát, khủng hoảng, thất nghiệp, kinh tế suy sụp... đẩy rất nhiều gia đình vào cảnh khốn khó, buộc họ phải bán đi tất cả những gì có thể bán được để đổi lấy cái ăn, cái mặc.
Read More

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Khúc hát nhỏ mùa đông


Sài Gòn không có mùa đông, chỉ là rét vay, rét mượn khi có những cơn bão rớt cuối mùa từ biển đổ vào các tỉnh phía Nam Trung phần. Năm nay thời tiết ảnh hưởng El nino nên những ngày lạnh rớt như vậy cũng không thấy xuất hiện. Sài Gòn nắng chói gắt, nắng bơ phờ, nắng khô rát. Thế mà đêm qua tôi mơ thấy mùa đông...
Read More

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Chàng dương cầm thủ dị kỳ của Saroyan

 
 
Đọc Dương cầm của Saroyan, đọc cái cách thức chàng Ben trong truyện tiếp cận với âm nhạc. Chỉ bằng bản năng sơ khai của mình, bằng tình yêu trong trẻo đầy thành kính và ít nhiều mang tính chất chiêm bái tôn giáo đối với thứ đối tượng mà Ben luôn cảm thấy mình thấp bé và hèn mọn khi đứng trước nó: đàn dương cầm – như một biểu tượng của nghệ thuật; không gắng gượng, không mưu cầu, và cũng nhờ vậy, Ben đã vô tình bước chân vào được ngôi thánh đường của sự sáng tạo mà không hề hay biết. Dù hơi khiên cưỡng, nhưng Ben bất giác làm tôi nghĩ đến chàng Du Thản Chi của Kim Dung đạt được công phu thượng thừa Dịch Cân Kinh đầy ngẫu nhĩ… 
Read More

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Những bài thơ sau 1986

 
 
Sau hai tập thơ được viết liên tục: Tâm thần phân lập (1985) và Ngôn ngữ ngày thường (1986), cơn hứng thú đột khởi của tôi với thi ca bỗng dừng lại. Trong gần ba mươi năm sau đó tôi không làm thơ nữa. Khắc khe ra, nói không làm thơ nữa cũng không hoàn toàn đúng, vì trong khoảng thời gian dằng dặc mà như một chớp mắt đó, thỉnh thoảng tôi cũng có viết một đôi bài thơ. Nhưng ba mươi năm với chỉ khoảng trên dưới một hai chục bài gì đó (như tôi nhớ được, không kể những bài đã bị thất lạc) là một con số quá ít, xem như không có.
Read More

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Chúng ta nghe nhạc như thế nào

 
Tất cả chúng ta đều nghe nhạc tuỳ theo khả năng riêng biệt của từng người. Nhưng, để tiện cho việc phân tích, toàn bộ quá trình nghe nhạc có thể trở nên sáng tỏ hơn nếu chúng ta chia nó ra thành những bộ phận cấu thành, có thể nói như vậy. Theo một nghĩa nào đó, mọi người chúng ta đều nghe nhạc trên ba bình diện tách biệt. Vì thiếu thuật ngữ chính xác hơn, ta có thể đặt tên ba bình diện đó như sau: một, bình diện giác quan; hai, bình diện biểu đạt; ba, bình diện thuần tuý âm nhạc.
Read More

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Những điều thầy chưa kể

 
Ra đời năm 1988, cùng với những bài hát viết về thầy cô trường lớp của nhiều nhạc sĩ khác, ca khúc "Những điều thầy chưa kể" của tôi đã được các thế hệ học trò yêu mến và ca hát trong trên 25 năm qua. Với riêng tôi, “Những điều thầy chưa kể” như một mẩu dây neo giữ tâm hồn tôi lại trên triền dốc của thời gian thăm thẳm, giữ cho tâm hồn tôi được thơ trẻ mãi, vì cứ mỗi độ 20 tháng 11 đến, nghe bài hát này cất lên đâu đó dưới những mái trường, tôi lại thấy mình trở về là một câu bé ngây thơ ngồi trước bảng đen phấn trắng hướng lòng mình về phía thầy cô yêu quý như ngày xưa…
Read More

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Tiếng Pháp đi cùng tôi...

 
Năm tôi đậu vào đệ thất, bố tôi hỏi tôi: Thế con định chọn học sinh ngữ Anh hay Pháp? Tôi trả lời: Con cũng chưa biết, nhưng có lẽ là Pháp văn. Bố tôi không nói gì, ông vốn khá “dân chủ” trong các lựa chọn của con cái ngay từ khi anh em tôi còn bé, nhưng tôi đoán chừng ông biết tôi đã tham khảo trước ý kiến của mẹ tôi. Mẹ tôi vốn dân Tây học, yêu văn hóa Pháp, có thể đọc được Alphonse Daudet, Anatole France ngay trong nguyên bản, thế nên mẹ tôi nghiêng về tư vấn cho tôi chọn Pháp văn là lẽ đương nhiên.
Read More

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Stravinsky vào thế kỷ 21

 
Tôi có một kỷ niệm. Năm thứ tư của lớp sáng tác tại Nhạc viện, khi thi tốt nghiệp môn Lịch sử âm nhạc, ở phần vấn đáp, cô giáo đứng lớp đã hỏi tôi: “Trong các nhà soạn nhạc đã được học, anh cho biết mình yêu thích ai nhất, và tại sao?”. Khá bất ngờ với câu hỏi có vẻ ngoài lề của cô giáo nhưng tôi đã trả lời không chút ngần ngừ: Igor Stravinsky! Và lý giải yêu âm nhạc của Stravinsky bởi sự phức tạp, đa diện, đa phong cách, đồng thời cho rằng nhạc sĩ của mọi trường phái âm nhạc hiện nay đều có thể tham chiếu cho riêng mình một bài học lớn nào đó từ các tác phẩm của ông...
Read More

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Tình bạn trong giao tế trần gian...

 
 
Đêm rồi khó ngủ, lần đọc lại Terre des Hommes qua giọng dịch phiêu bồng của Bùi Giáng, “giọng trần gian đi tìm linh hồn mình giữa non nước quạnh”(1). Dừng lại ở phần Saint Ex viết về bằng hữu (2), ngơ ngẩn nghĩ về mình, về mọi người, về những người mình đang-gọi-là-bạn hay từng-gọi-là-bạn, u hoài xiết nỗi với những mất mát rụng rơi và bồi hồi với những gì mình còn gìn giữ được. Có những cái tên còn nằm trong trí nhớ nhưng gương mặt người dường như đã phai nhòa khuất nẻo, lại có những ánh mắt nụ cười còn tươi rói trong tim nhưng hầu như ta đã quên tên. Bao nhiêu gương mặt, bao nhiêu giọng người, bao nhiêu tên gọi, quên quên nhớ nhớ vui vui buồn buồn, lẫn lộn…
Read More

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Requiem mười ba


...Những sớm mù sương, những đêm gió hút, những quãng trưa im, những rừng thắp nắng, những chuyến xe đi về dốc đồi Đà Lạt cùng những gương mặt bạn bè thời tuổi trẻ, tất cả được tôi bôi xóa hết một lần bằng bài thơ này.
Read More

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Ngày thu đau ốm...


Hình như sáng nay Sài Gòn chuyển thu. Sớm mai đứng trong khoảng sân nhỏ đầy lá rụng từ cây Osaka trồng trước cửa nhà nhìn lên bầu trời xám mây và có chút sương mù, tôi bất giác tự hỏi mình: chẳng lẽ là mùa thu? Chia sẻ suy nghĩ này với người bạn ở quán cà phê sáng, anh ta cười ha hả bảo do ảnh hưởng cháy rừng ở Indonesia chứ mùa thu mùa thiếc gì! Dù cụt hứng, nhưng suốt cả ngày tôi cứ nghĩ ngợi lan man về mùa thu, về những-ngày-thu đã cũ, những-người-thu đã cũ, nghĩ đến cuộc đời đã thấp thoáng sang thu của mình…
Read More

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Nhạc nghệ thuật là gì?

 
Thế giới âm nhạc [hiện nay] dường như hơi bị lẫn lộn. Hai mươi lăm năm trước, kinh điển của nhạc Nghệ thuật phương Tây được xem là gồm nhạc thời Cổ Ðại hoặc Phục Hưng, qua Barốc, Cổ Ðiển, Lãng Mạn, và đi vào thế kỉ 20. Và loại nhạc mà nhiều người trong công chúng gọi là “cổ điển” thì tương đối đã được xác định rõ trong phạm vi tác giả và tác phẩm của họ. Hôm nay, danh mục âm nhạc này không còn được cho là duy nhất thích đáng.
Read More

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Vài suy nghĩ về ca khúc phổ thơ Thanh Tâm Tuyền


 
Là một trong số ít những nhà thơ lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 mà còn của cả nước thời kỳ hậu chiến, Thanh Tâm Tuyền được xem là ngọn cờ đầu của thơ tự do Việt Nam, người làm mới thi ca với nhiều cách tân táo bạo. Một số bài thơ của Thanh Tâm Tuyền trước đây đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương và Cung Tiến phổ thành những nhạc phẩm nổi tiếng như: Bài ngợi ca tình yêu, Dạ tâm khúc, Đêm màu hồng, Lệ đá xanh, Đêm… Gần đây, một số nhạc sĩ hải ngoại như Hoàng Ngọc Tuấn, Phạm Quang Tuấn cũng đã chọn thơ Thanh Tâm Tuyền để phổ nhạc.
Read More

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Bùi Giáng viết về thơ Tuệ Sỹ

 
 
Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u.... Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:

Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi.
Read More

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Ở chỗ tình yêu kết thúc

 
Đầu năm 2009, tôi tìm thấy trong bản thảo của tập “Ngôn ngữ ngày thường” (1986) một bài thơ bị tôi bỏ dở nửa chừng, chữ viết rất tháu và khó đọc đối với cả chính tác giả của nó là tôi. Đó là một bài thơ đã gần như hoàn chỉnh về mặt cấu trúc, câu chữ, hình ảnh, chỉ còn thiếu một cái gì đó, một-cái-gì-đó-nằm-ở-bên-dưới, nhưng là cốt lõi và cần phải có, kiểu như một bức tranh cần phải được điểm nhãn.
Read More

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Một số bài hát cho tuổi học trò...

 
 
Năm 1987, nghe theo lời “rủ rê” của Lê Quốc Thắng và Lê Vinh Phúc – hai nhạc sĩ ngày ấy đã sớm nổi tiếng với một vài ca khúc viết cho thiếu nhi - Trần Minh Phi, Nguyễn Quốc Việt, Mai Duy, Lê Minh Trung, một số nhạc sĩ trẻ nữa và tôi đã thử sức mình qua một mảng sáng tác mới mẻ khác: ca khúc viết cho thiếu nhi, cho tuổi học trò.
Read More

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Bản chất và nguồn gốc của chủ nghĩa hậu-hiện đại âm nhạc


Thái độ hậu-hiện đại 
Chủ nghĩa hậu-hiện đại âm nhạc là một khái niệm không chính xác đến phát bực. Có phải thuật ngữ này là để chỉ một thời kì hay một quan niệm mĩ học, một thái độ nghe nhạc hay một phương thức thực hành sáng tác? Có phải chủ nghĩa hậu-hiện đại âm nhạc vẫn đang đi tìm một định nghĩa cho chính nó, hay là thời gian của nó đã qua rồi? Chủ nghĩa hậu-hiện đại phản ứng hay tiếp tục dự án âm nhạc hiện đại? Nó là một lực tích cực hay một lực tiêu cực? Liệu âm nhạc hậu-hiện đại là độc đáo hay nó phục chế âm nhạc đã già?
Read More

Bước vào nghệ thuật hiện đại


Tiền phong

Chữ tiền phong (avant-garde) định danh những người ở tuyến đầu, mở đường cho những kẻ theo sau. Thoạt tiên, chữ này được đặt ra để mô tả toán xung phong của quân đội, rồi nó xâm nhập lĩnh vực nghệ thuật. Hiểu cách ngắn gọn, trước hết, nó nhằm chỉ tác phẩm vượt qua những quy ước đương thời, cần thời gian đáng kể để chiếm được sự hâm mộ của giới thưởng ngoạn, và có khả năng gây men cho những nỗ lực vươn tới của nghệ thuật tương lai.
Read More

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Khúc hát chim trời và một số ca khúc thời tuổi trẻ...

 
 
Một thời gian dài đầu những năm 1980, khi gia đình tôi vừa chuyển từ Đà Nẵng về lại Sài Gòn, tôi sống như một kẻ mộng du chênh vênh bên rìa cuộc đời. Trong khu vườn ngoại ô đầy những ao hồ lau sậy mà gia đình tôi cư ngụ, tôi như một ẩn giả cách biệt hoàn toàn với đời sống xã hội. Không giao tiếp, không báo chí, không thông tin - hằng ngày, ngoài mối liên hệ với những người thân trong gia đình, những tiếp xúc buộc phải có của cuộc sống thường nhật - tôi hoàn toàn chìm đắm trong cô độc.
Read More

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Giấc mơ đêm rằm và chú Cuội buồn...

 
 
Chỉ còn dăm ngày nữa là đến Tết Trung thu. Nhớ những mùa trăng thơ ấu. Nhớ đứa trẻ là tôi ngày xưa bên thềm trăng thắp đèn ông sao chờ phá cỗ Trung thu với những chiếc bánh nướng hình lợn mẹ, lợn con ngộ nghĩnh. Nhớ những khúc đồng dao và các trò vui bất tận cùng đám bạn nhỏ dưới trăng… Sau này, những bài hát Trung thu tôi viết, cũng là để tặng cho tôi và những đứa trẻ của miền thơ ấu xa xôi mộng mị đó…
Read More

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Bài phục sinh cho Nguyễn Tấn Phú

 
 
Người bạn từ những năm 80 thế kỷ trước - thời tôi vừa chập chững bước chân vào hoạt động âm nhạc ở Sài Gòn. Phú thoắt ẩn thoắt hiện giữa đám bạn bè văn nghệ của tôi ngày ấy trong tư thế một người làm thơ, một gã mơ mộng và là một doanh nhân với những ý tưởng hoạt động khá táo tạo. Nhiều hoài bão nên cũng nhiều thất vọng, u uất, bi quan, bế tắc - như đa số những người tuổi trẻ của những năm đầu thập niên 1980 xám xịt ấy.
Read More

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Những niềm hy vọng cũ...

 
Hai bài thơ cùng được viết trong quán cà phê sáng, cách nhau 10 năm và cách hiện tại 25 năm: 1990-2000-2015. Ngồi sắp xếp giấy tờ, bản thảo, bỗng nhớ lại những niềm hy vọng cũ...
Read More