Lại tiếp tục tập hợp những mẩu ghi chép vụn nằm rải rác trong các cuốn sổ tay của năm. Chỉ một số mẩu ghi chép có đề rõ ngày tháng, nơi chốn, nguyên do, còn đa phần, do ỷ vào trí nhớ, tôi chỉ lớt phớt mấy chữ cốt để nhắc mình là chính, chẳng chịu ghi chú thêm gì. Giờ đọc lại, mới thấy đầu óc mình đã kém, nhớ nhớ quên quên, có chỗ nhíu mày nhíu trán vì ý tứ quá đỗi mơ hồ, lại có chỗ chẳng hiểu cớ chi mà mình viết vậy? Nhưng thế cũng hay! Sự lãng quên đôi khi giúp ta có thể nhìn ta như nhìn một kẻ
khác. Ghi chép vụn của cả 3 năm, nhưng tôi cứ theo lề cũ vẫn chỉ chọn
24 mẩu và tiếp tục gọi chúng là giả hài cú: Hai-mươi-bốn-giả-hài-cú-2020.
Read More
Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020
Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020
Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020
Sẽ nói trở lại, cùng em
Sẽ nói trở lại, cùng em
Về những cơn sốt dắt tôi đi xuyên ngang những cánh rừng mê sảng
Tình yêu là hàng nấm độc
Mọc từ vết tích xưa
Trên quá khứ mục nát
Read More
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020
Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020
Tin vào ngày hôm qua
Tôi chưa bao giờ
là một fan của ban nhạc Beatles. Dù từng biết và thuộc rất nhiều bản hit của họ,
nhưng hình như tôi chưa bao giờ có ý định nghe và tìm hiểu về nhóm rock “nổi tiếng
hơn cả Chúa Jesus” này một cách nghiêm chỉnh, toàn thể, như thường làm vậy với
những nhà soạn nhạc mà mình yêu thích.
Read More
Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020
Những người thiện hảo những kẻ công chính
Đọc đoạn văn về
những kẻ được gọi là những-người-thiện-hảo, những-kẻ-công-chính trong tác phẩm “Zarathustra
đã nói như thế” của Nietzsche, thật sự cảm thấy băn khoăn. Băn khoăn, băn
khoăn, và băn khoăn. Sớm ra, trời đất xám xịt. Dự báo thời tiết cho biết áp thấp nhiệt đới đang vào biển Đông và có thể mạnh lên thành bão... Còn có thể nói gì được nữa?
Read More
Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020
Phải hét lên!
Issa, trong một
hài cú, viết rằng: ở cõi nhân gian này, chúng ta bước trên mái địa ngục mà ngắm
hoa bay! Đó là vẻ ung dung tự tại của người đã vượt thoát được mọi hệ lụy của
kiếp nhân sinh hay là lời luận tội mà thi nhân dành cho chính mình: ngay trên
miệng vực những khổ đau quằn quại của nhân quần sao có thể bàng quan làm thế?
Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020
Tiếng người
Là nhà soạn nhạc đương đại luôn được thính giả mộ điệu khắp năm châu ngóng chờ dõi theo từng sáng tác mới, ngày 31 tháng Bảy vừa qua, Max Richter đã chính thức công bố phát hành “Voices” - studio album thứ 9 của ông, có thời lượng 56 phút soạn cho dàn nhạc, dàn hợp xướng, âm thanh điện tử, giọng nữ cao, vĩ cầm và dương cầm độc tấu.
Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020
Con chim ngoan một ngày ngừng hót
Sáng ra, nhận
được tin nhắn của người bạn báo cho biết nhạc sĩ Nguyễn Tôn Nghiêm đã mất. Như phụ họa
cùng nỗi âu lo vì Covid-19 lại tái bùng phát, ảnh hưởng bão
số 2, trời Sài Gòn bắt đầu mưa gió sập sùi. Tôi không thân với NS. Nguyễn Tôn Nghiêm và cũng không có nhiều kỷ niệm với anh, thế nhưng, đọc dòng tin
nhắn lạnh căm mà người bạn vừa gửi cho trong cơn mưa rũ rượi sớm mai, chẳng hiểu sao tôi buồn buồn nhớ lại dáng ngồi của anh một trưa muộn nào đó
ở quán 49 Lê Quý Đôn: cô đơn, nhỏ thó, gầy guộc, một mình một bàn - và, như
anh nói với tôi khi tôi bước sang chào và chạm ly với anh: “Mình
không muốn làm phiền mọi người...”.
Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020
Xưa có con thuyền bé...
Bài hát cũ của Cimarosa qua giọng hát Marie Laforêt nghe trên xe không dưng làm tôi nhớ lại
những buổi chiều hoang vắng trong khu vườn ngôi nhà của gia đình ở vùng ngoại ô
Thủ Đức những năm tháng tuổi trẻ xa lắc. Tôi nhớ thứ bóng tối sền sệt như bùn
loãng trộn cùng làn hơi nước mụ mị đùn lên từ những vũng ao hồ um tùm lau sậy
và cỏ lác quanh nhà, những hàng cổ thụ, những gốc trâm già đứng chết im trong
bóng ngày chạng vạng...
Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020
Mùa xuân hát
1. Mùa xuân đến hát bên thềm
Nhà em mỗi sớm đóa hồng
Nhẹ rung những cánh mây trời
Một sớm mùa xuân về hát tuổi em
Một sớm mùa xuân về hát mừng em…
Read More
Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020
Chim hoét đen
Nghe lại một bài hát cũ trong bộ đĩa đôi “The White Album” lẫy lừng của ban nhạc huyền thoại Beatles: “Blackbird”. Được thế hiện trên nền nhạc đệm chỉ gồm một guitar acoustic, giai điệu đơn giản kết hợp lối hòa âm với những nét lướt đi lên ở bè trầm, những hợp âm giảm gợi nghĩ đến những khoảng tối bất chợt nào đó trong lòng người, tất cả những thứ “hoàn toàn có vẻ bình thường” ấy kết hợp với lời ca đẹp và đầy bí ẩn của Paul McCartney đã tạo cho Blackbird một sức ám dụ khó tả.
Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020
Viết trong khuya muộn
Khuya ngủ muộn cùng những nhạc khúc u uẩn của Gluck, thấy mình
bất giác bị đẩy về những phía sầu tối nhất của tâm hồn, phải đơn độc băng qua
địa ngục lạnh lẽo riêng biết mà chẳng có và chẳng vì một Eurydice nào cả,
lòng vắng không trong mỗi ngoái nhìn. Một tác phẩm nghệ thuật tuyệt diệu dường
như luôn chứa đựng trong bản thân nó, cái không thể nhìn thấy, cái không thể
nghe thấy, cái không được nhắc đến, đặc biệt, cái chiều thứ tư vô hình mà chính
người nghệ sĩ tạo ra nó cũng không hề tưởng tới.
Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020
Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020
10 đoản thi cho nhạc sĩ
Âm nhạc là một trong
những lối dẫn ta vào mê cung chằng chịt của tâm hồn con người. Nghe một nhạc phẩm là tự mở cho mình một cánh cửa để bước vào cái mê cung chằng chịt ấy. Bao nhiêu nhạc phẩm là bấy nhiêu lối vào. Cảm nhận
về một nhạc sĩ dù dựa trên những tác phẩm cụ thể của người ấy vẫn chứa đựng đến
quá nửa là cảm xúc chủ quan của người nghe, chưa kể, cái ngách cửa mà ta tưởng đã
đưa ta vào đúng nẻo hồn người đôi khi chỉ là một lối qua ngang, một ngõ cụt, hoặc tệ hơn thế, một cánh cửa xoay lại lập tức tống khứ người thâm nhập ra ngoài.
Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020
Vùng mất tích
Đêm qua tôi mơ thấy K - người bạn
thời thơ ấu. Tôi mơ thấy mình đạp xe với K trên con đường nhỏ, quanh
co, bên phải chúng tôi là những triền đồi với dăm vạt sắn còi cọc
chen giữa những đám cỏ ống um tùm và bên trái là dòng sông hẹp chảy
len qua những bãi bồi cát trắng lấp lóa dưới nắng trưa, xa nữa là
bóng núi tối thẫm. Có một cơn mưa đang hình thành ở góc trời, những đám mây
đùn lên đe dọa, đen kịt như khói của một đám cháy lớn.
Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020
Huyền thoại nhớ lại
Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020
Đêm còn dài
Rồi mai này nhớ lại, có thể đây sẽ là một năm dài nhất của
cuộc đời chúng ta: một mùa xuân dài nhất, một mùa hè dài nhất, và cũng có thể,
một mùa thu hoặc một mùa đông dài nhất. Ta sẽ nhớ lại có một giai đoạn cuộc đời
ta sống như người nằm mộng, một trường ác mộng phi lý và hoang đường hơn tất cả
những gì mà sự phóng đại của trí tưởng tượng cùng mộng mị có thể tạo ra
được.
Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020
Khi con người biến mất
Xem loạt ảnh
chụp các đại đô thị trên khắp cùng thế giới hoang vắng như những
thành phố ma vì lệnh giới nghiêm, giới hạn đi lại, tự cô lập và bị
cô lập trong cơn đại dịch Corona mới thấy cái mong manh dễ vỡ của nền
văn minh nhân loại. Bỗng nhớ lại loạt phim khoa học chiếu trên kênh truyền
hình National Geographic cách đây đã lâu, người ta giả định của
những New York London Paris Moscow Thượng Hải sẽ ra sao sau một giờ, một ngày,
một tuần, một tháng, một năm, 10 năm, 50 năm, 100 năm và nhiều ngàn năm sau đó
nếu như con người đột nhiên biến mất. Đó là những cảnh tượng đầy kinh dị.
Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020
Lại đọc sử
Tính ngủ trưa
mà không ngủ đươc. Nằm vật vạ mãi rồi quyết định trở dậy đọc sách.
Tiếp tục đọc Tạ Chí Đại Trường. Gần hai tháng nay, từ lúc dịch cúm
Vũ Hán loang rộng, công việc đình đốn, nhịp sống thường nhật ngưng
trệ, nhưng đâm ra tôi lại có nhiều thời gian hơn dành cho sách vở. Đọc
cho hết số đầu sách của Tạ Chí Đại Trường là mong muốn tôi đặt ra
cho mình đã lâu nhưng chưa thực hiện được: Sử Việt đọc vài quyển;
Thần, Người và Đất Việt; Một bài sử khác cho Việt Nam; Việt Nam
nhìn từ bên trong; và, Một khoảnh VNCH nối dài (trừ Lịch sử nội
chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 tôi đã đọc cách đây nhiều năm).
Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020
Viết bên lề Covid-19
Mấy bữa nay tâm
trạng của tôi tồi tệ quá, đầu óc ao tù, hướng vào đâu cũng chỉ tuyền thấy một
màu đen! Đêm rồi, nằm xem lại đoạn phim ngắn về thành phố Vũ Hán trong cơn đại dịch
được chia sẻ trên mạng, dõi theo ống kính máy quay chầm chậm lướt qua những con
phố dài tịnh không một bóng người, lạnh vắng như hoang mạc, không hiểu vì sao bỗng
chờn vờn vang lên trong đầu tôi âm hưởng khúc Contrapunctus XIV dở dang của
Bach.
Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020
Sự cần thiết của cô đơn
“Khi
những ý thức hệ, những trào lưu ý tưởng, những trò thời thượng và những trò
điên khùng đang ngự trị khắp nơi, thì chính sự cô đơn khẳng định sự tự do của mỗi
người” (Cao Hành Kiện)
Read More
Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020
Tình yêu
Nàng nói với
ông, nếu người ta có thể cho nhau được tuổi trẻ của mình, em sẽ cho anh
mười tuổi. Nàng còn quá trẻ khi ông gặp nàng. Hai mươi tuổi, cái tuổi
chưa hề biết đến những suy tính thiệt hơn về mọi thứ trong đời, huống là với
tình yêu. Khi nói với ông như vậy, đôi mắt nàng sóng sánh một thứ ánh sáng kỳ
diệu. Hai mươi tuổi, nàng còn quá trẻ, còn ông khi đó đã ở tuổi bất
hoặc, cái tuổi không còn được phép ngờ vực điều chi nữa, cái tuổi đã biết rõ
mình biết rõ người, biết điều gì có thực và điều gì phi thực. Vậy nhưng, ông
tin nàng nói thật, rất thật.
Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020
Tận thế
Không cần đến ngày tận thế, chẳng phải những tai ương khổ nạn kinh hoàng mà Sách Khải huyền của St. John miêu tả nhân loại đều đã từng trải qua tất cả rồi sao? Mưa đá, bão lửa, động đất, dịch bệnh, chiến
tranh, nguồn nước bị đầu độc, giả thần, sự suy đồi… là những thứ đâu còn xa lạ gì với con người? Và cũng vậy, có lẽ chẳng cần đến chớp lóe hủy diệt của ánh sáng nhiệt hạch mà ta thường được thấy
trong phim Holywood (loạt phim Terminator chẳng hạn), tôi ngờ rằng cuộc đời mỗi
cá nhân con người chúng ta đều đã từng diễn ra không ít hơn một lần những thiêu đốt tận thế của
riêng mình.
Thứ Hai, 27 tháng 1, 2020
Một hồi ức về hòa bình
Hiệp định Paris
ký ngày 27.1.1973. Tôi nhớ sáng Chủ nhật bố tôi chở tôi đi hớt tóc chuẩn bị đón
Tết. Ở tiệm hớt tóc, tôi nghe radio hát vang vang “Ta vỗ tay cho thật đều để mừng
chiến tranh ôi chiến tranh đã dứt…” và nghe người lớn trò chuyện, hoan hỉ kháo
nhau hòa đàm Ba Lê mới ký xong hôm qua, vậy là hòa bình rồi, hòa bình rồi! Về
nhà, mẹ tôi cũng bảo vậy, hòa bình rồi hòa bình rồi, năm nay về Sài Gòn thăm
ngoại, nhà mình đi đường bộ tha hồ xem phong cảnh đất nước, khỏi phải máy bay
như mọi lần, tốn kém!
Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020
Ngó mây bay
Lâu rồi chẳng có dịp ngồi ngắm mây bay. Không làm gì suốt cả
buổi chiều để chỉ lười biếng ngồi ngó những đám mây như lục bình xuôi về phía
trời xa là một trò tiêu khiển có vẻ chẳng còn thích hợp với lối sống vội
vàng gấp rút ngày nay, mặt khác lại còn có thể bị xem là mộng mơ vớ vẩn.
Cioran từng có một đoản ngôn vẻ đầy trêu ngươi liên quan đến chuyện ngắm nghía
mây bay như thế này: “Nếu tôi bị mù, điều khiến tôi buồn bực nhất có lẽ là sẽ
không còn được chằm chằm ngớ ngẩn ngó những đám mây trôi qua”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)