Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2024

Trần gian đến giỡn một hồi...


Hài hước, bỡn cợt, vui vẻ phá bỏ hết những quy ước truyền thống, vẻ nghiêm túc và trịnh trọng đôi khi thái quá trong văn hóa thưởng thức cũng như trình diễn nhạc cổ điển, hòa nhạc thường niên giới thiệu những tác phẩm “mới được phát hiện” của P.D.Q. Bach đã trở thành chương trình giữ kỷ lục liên tục bán hết vé tại các phòng hòa nhạc lớn ở Mỹ trong suốt... nửa thế kỷ qua!
Read More

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2024

Say rượu, ôm đàn hát trong vườn nhà K.


Xuân Hương, Xuân Hương
Tỳ bà rong chơi trên cung thương
Rượu lưu ly sóng sánh
Môi cười hổ phách dìu men say
Read More

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2024

Lại nghe mưa


Mưa giấc khuya muộn, khi tôi đang nghe lưng chừng một tứ tấu dây của Bacewicz. Tiếng mưa rào rạt chạy trên mái nhà như thể chơi trò đuổi bắt, lúc xa xa ngoài hiên trước, lúc lại rộ lên đâu đó phía sau hè, ầm ào mấy đợt rồi bỗng ngưng bặt. Khi ta đinh ninh đấy có lẽ chỉ là một thoáng mưa mây thì đột ngột từ bốn phương tám hướng, mưa nhất loạt ào ào trút đổ.
Read More

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2024

Bay chậm rãi và hát thật lâu...


Ngắn đến không thể ngắn hơn được nữa, thường xuyên được thu hẹp xuống tới mức độ của một khoảnh khắc, thời lượng chỉ vài mươi giây hoặc xấp xỉ một đôi phút trong một không gian cũng giới hạn như vậy - cô đọng bởi một số rất ít ỏi nốt nhạc, những mảnh vụn ấy, dù vậy, vẫn lấp lánh tỏa ánh sáng kỳ lạ của một thứ đá quý, vẻ sâu thẳm vô ngôn của những khoảng lặng trong hài cú Nhật Bản, vẻ ẩn mật của một công án thiền, sự chói loá bạo liệt của những vì sao vỡ hoặc màu tối đen của không gian vô tận nín bặt hư vô...
Read More

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

Nghe nhạc và nghĩ lung tung


Thời gian gần đây tôi thấy mình làm biếng quá. Bản tính xưa nay đã lười mà giờ còn lười thêm gấp bội. Xong việc ở sở về đến nhà là tôi ngồi thừ ra, chẳng muốn làm gì! Mấy cuốn sách đang đọc dở dang cứ tiếp tục để dở dang như thế. Viết lách chẳng thấy hứng thú. Nhạc cũng chẳng buồn nghe, hoặc có nghe thì nghe nhảy cóc, được chăng hay chớ. Trước đây tôi có thói quen, hễ “dính vào” nhạc của một nhà soạn nhạc nào đó là bằng mọi giá phải bỏ thời gian nghe toàn tập, chí ít cũng là “toàn bộ” trong giới hạn những đĩa hát mà mình có thể tìm kiếm, sưu tập được.
Read More

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

Ít ra cũng (...)


Tìm thấy sự tương đồng nào đó về trạng huống và tâm cảnh khi đọc lại một phát biểu của Albert Camus năm 1957: “Mi thế h đều tưởng mình có nghĩa v xây dng li thế gii. Có điều thế h ca tôi li biết rng nó s không xây dng li được thế gii y. Nhưng nhiệm v thế h tôi li to tát hơn, đó là ngăn chặn mt thế gii đang bị tàn phá. Tha hưởng mt lch s đồi bi, thi kỳ pha trn nhng cuc cách mng tht bi, nhng k thut đang trở thành nhng điều điên rồ, nhng thn linh đã chết và nhng h tư tưởng kit sc
Read More

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2024

Một bài ca dành cho tuyệt vọng

 
Tôi rót cho đầy đêm vào mắt em
Cô gái ăn sương 
Của rời rã cơn vui nửa đêm về sáng
Read More

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2024

Về những bài hát dở ẹt


Thật kinh hãi khi nghĩ rằng có quá nhiều thứ âm nhạc tệ hại và gớm ghiếc sẽ bị ghi vào đĩa hát mãi mãi, nhà soạn nhạc Anh Edward Elgar (hay Arthur Sullivan gì đó, tôi nhớ không rõ lắm) từng thảng thốt kêu như vậy vào những năm 80 của thế kỷ 19 khi lần đầu tiên được giới thiệu máy quay đĩa cùng công nghệ ghi âm - một phát minh mới toanh của Thomas Edison - với một nhạc phẩm của ông.
Read More

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2023

Hai mươi bốn giả hài cú 2023

 
Lại tập hợp những mẩu ghi chép vụn trong các cuốn sổ tay của năm, một thứ nhật ký phi nhật ký ghi lại những ý nghĩ thoáng qua: một cái nhìn, một cảm xúc, một kỷ niệm, hay đơn thuần chỉ là một chớp lóe nào đó của ký ức bất chợt đôi khi đầy tính riêng tư, cá nhân của bản thân. Các mẩu ghi chép, vì vậy, có khi tìm được mẫu số chung đồng điệu với tâm hồn người đọc, nhưng cũng có khi dường chỉ là những câu chữ đầu Ngô mình Sở, tối tăm và vô nghĩa. Tôi cứ theo lề cũ vẫn chỉ chọn 24 mẩu và tiếp tục gọi chúng là giả-hài-cú: Hai mươi bốn giả hài cú 2023.
Read More

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2023

Để tôi kể bạn nghe


Đấy là một bản nhạc tuyệt đẹp. Và có lẽ, phải dùng thêm từ “sững sốt” để diễn tả cảm giác của tôi khi nghe “Let me tell you” của Hans Abrahamsen. Đan Mạch - xứ sở của những câu chuyện cổ tích Andersen nhuốm vẻ u buồn, xứ sở của nỗi hoài nghi tráng lệ Kierkegaard và cũng là xứ sở của nền âm nhạc cổ điển giàu truyền thống với những tên tuổi lẫy lừng như Buxtehude, Kuhlau, Hartmann, Nielsen, Langgaard, Holmboe.
Read More

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2023

Thơ từ một cuốn sách cũ


Đọc bài thơ ngũ ngôn trong cuốn sách bàn về thuật chơi chữ của người xưa, lòng cứ bâng khuâng mãi. Tác giả Lãng Nhân bình bài thơ bằng một câu ngắn gọn thế này: “Thơ ngũ ngôn dùng kể tự sự, ít có bài được lời mộc mạc mà tứ sâu sắc bằng bài liên vận sau đây của ông Phan Hoài Dật đọc lên mường tượng như câu chuyện Từ Thức lúc ở động tiên trở về trần thế”
Read More

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

Không thể tiếp tục hát bài hát đó


Âm nhạc là thông điệp của hoà bình và chỉ đem lại hoà bình. Nhạc trưởng Zubin Mehta từng phát biểu một câu đại ý như vậy trong buổi hòa nhạc được tổ chức năm 2013 ở Srinagar trên vùng Kashmir luôn bỏng rát vì những tranh chấp địa chính trị phức tạp, thù địch giữa Ấn Độ và Pakistan kéo dài đã hơn 70 năm và vẫn chưa có hồi kết thúc. Bất chấp sự khẳng định của nhà chỉ huy dàn nhạc từng là giám đốc nghệ thuật của Bavarian State Orchestra lừng danh rằng “chúng tôi không phải là những chính trị gia”, bất chấp tuyên bố mục đích của buổi hòa nhạc là để khởi động cho quá trình hàn gắn và hòa hợp
Read More

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023

Bị thôi miên


Rảnh rỗi ngồi chọn một số bài hát khi xưa mình từng yêu thích vào ổ cứng di động để thỉnh thoảng nghe lại trên xe lúc đi đường. Bâng khuâng dừng rất lâu trước ca khúc “Hypnotized” của Fleetwood Mac, có cảm tưởng mình vừa được trở lại với những ngày còn xanh tóc xa xôi mụ mị thuở nào.
Read More

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2023

Thính giác mới (hay vài suy nghĩ nhỏ khi nghe Helmut Lachenmann)


Thứ âm nhạc kỳ lạ đó tôi được nghe lần đầu tiên cách đây khoảng hơn chục năm, có lẽ tầm 2007 hoặc 2008 - thời điểm cuộc sống tôi đang có những xáo trộn, thay đổi lớn. Nằm trong đĩa song tấu guitar của 2 nghệ sĩ người Thụy Sỹ Mats Scheidegger và Stephan Schmidt, nhạc phẩm có độ dài 25 phút của tác giả có cái tên cũng lạ hoắc như âm nhạc ông ta: Helmut Lachenmann.
Read More

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023

Chốn xa xôi với những cái tên nghe thật lạ lùng...


Buổi sáng đi làm, trong đầu cứ lảng vảng câu hát mà tôi chịu chết không thể nào nhớ ra nổi mình đã từng nghe thấy nó ở đâu: “Far away places with strange sounding names... Those far away places…”. Có những bài hát kỳ lạ thế! Chúng đến và lưu lại trong trí nhớ từ lúc nào chẳng rõ, tựa những hạt cây im lặng ngủ trong đất chờ đến một thời điểm ngẫu nhiên nào đó mới đột ngột trồi lên, đột ngột thức giấc: “Những chốn xa xôi với những cái tên nghe thật lạ lùng đang gọi, đang gọi tôi…”.
Read More

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023

nhạc không lời

 
vẽ một con chim lên không khí bằng tiếng hót câm
trưa khản đặc vùng thủy tinh ký ức 
ngân vang một mình
run rẩy một mình
tháp đồng hồ đen, những lá cờ hóa đá.
Read More

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

Một sinh vật trong suốt, óng ánh nghịch lý


“Tôi không bao giờ muốn được định nghĩa một cách dễ dàng. Tôi thà lơ lửng trong tâm trí người khác như một thứ gì đó hoàn toàn trơn chảy và không thể nhận biết được; giống một sinh vật trong suốt, óng ánh nghịch lý hơn là một con người thực tế”.
Read More

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

Hãy ngủ đi!


Tôi e rằng phải có đến 99,9% các tác giả (là nhà văn, nhà thơ, đạo diễn hoặc nhạc sĩ) sẽ lập tức nổi giận cho là bị xúc phạm, bị sỉ nhục, hay ít nhất cũng cảm thấy bị tổn thương sâu sắc nếu như có ai đó bảo sáng tác của họ đã khiến cho người đọc, người xem, người nghe phải ngủ gục! Đối với đa số, đặc biệt là với giới phê bình, khái niệm “gây buồn ngủ” gần như gắn liền với hàm ý chê bai, diễn tả sự thất bại của một tác phẩm văn học nghệ thuật trước công chúng của nó.
Read More

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

Bài thơ cuối cùng của Bukowski


Ngày 18 tháng 2 năm 1994, 18 ngày trước khi mất vì bệnh bạch cầu ở tuổi 73, Charles Bukowski cho lắp đặt một máy fax tại nhà riêng và lập tức gửi bài-thơ-fax đầu tiên của ông đến nhà xuất bản bằng phương tiện công nghệ mới toanh này. Than ôi, đây cũng là bài thơ cuối cùng của nhà thơ giang hồ sống bạt mạng như một kẻ ngoài lề xã hội - kẻ mà tạp chí Time năm 1986 từng xem là người chỉ được “vinh danh bởi tầng lớp hạ lưu Mỹ”(1), một nhà thơ tồn tại “nhờ những trò hề và những màn trình diễn hề có chủ ý của mình”(2).
Read More

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Nhà tiên tri của âm nhạc tương lai


Chỉ để lại vỏn vẹn chưa đến 20 tác phẩm lớn nhỏ kể cả những phác thảo dở dang mà sau khi ông mất người môn đệ trung thành là Chou Wen-chung mới tiếp tục hoàn tất, Edgard Varèse vẫn được xem là một trong những người đi tiên phong có ảnh hưởng lớn của nền âm nhạc hiện đại và là cha đẻ của âm nhạc điện tử. Để nghe toàn bộ tác phẩm của Varèse chỉ mất đúng 2h29’33” theo thời lượng các bản ghi âm của Riccardo Chailly do DECCA phát hành (gồm 2 đĩa), bằng độ dài một opera cỡ trung bình của Richard Wagner chẳng hạn Das Rheingold, nhưng thời lượng đó cũng đã đủ để Varèse đưa chúng ta vượt khỏi mọi biên thùy để đến những vùng đất mới, những vùng trời mới và những thế giới mới - lạ lùng kỳ diệu của âm thanh.
Read More

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2023

Hai mươi bốn giả hài cú 2022


Những mẩu ghi chép vụn trong sổ tay năm 2021 và 2022. Lọc bỏ ra những gì tối ám của cơn-ác-mộng-2021, những thiên kiến mang hơi hướm chính trị mà chính mình cũng cảm thấy đó là... thiên kiến (!), những suy nghĩ lung tung về âm nhạc trong khi nghe và sáng tác (những mẩu có thể gom thành một tập hợp riêng khác, đọc chắc cũng vui vui!), và cuối cùng, những thứ viết ra chỉ duy nhất để giúp mình lãng quên! Như thế, vẫn chỉ chọn 24 mẩu và tiếp tục gọi chúng là giả hài cú (fake-haiku): Hai-mươi-bốn-giả-hài-cú-2022. (TTS - 1.2023)
Read More

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

Nghe Piazzolla trên vỉa hè Sài Gòn

 
Cà phê vỉa hè sớm mai với máy nghe nhạc bỏ túi và âm nhạc Piazzolla. Năm sắp tận, đã bắt đầu bước sang tuần lễ cuối cùng và những ngày cuối cùng của tháng 12. Nhịp sống đô thị vun vút lao đi như muốn hất tung những kẻ lơ ngơ đứng trên đường chạy của nóLâu lắm rồi tôi mới lại ngồi cà phê ở chỗ này. Phố xá Sài Gòn thay đổi với tốc độ chóng mặt. Phía bên kia vòng xoay công trường, chỗ gần thủy đài cũ (bây giờ là trụ sở mới của công ty điện lực), những năm 80 san sát hàng quán vỉa hè, mà vào những sớm Chủ nhật, đường phố vắng tanh, từ chỗ làm đêm ở Dakao tôi nhớ mình thường mắt nhắm mắt mở đạp xe qua đó ghé uống một ly cà phê toàn vị bắp rang rồi mới đến Nguyễn Du chui vào lớp hòa âm (nhạc viện mở ngoài giờ), đầu óc vẫn còn đờ đẫn vì cơn buồn ngủ.
Read More

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

Một đoạn đơn


Ca khúc một đoạn đơn, ngắn và cô đọng nhất trong chừng mực có thể, kiểu khúc thức này ngày xưa tôi rất thích sử dụng. Giống một lời nghêu ngao trong nhất thời người ta buột miệng cất tiếng, không hẳn vì vui, không hẳn vì buồn, không hẳn vì bất cứ điều gì trong những rối rắm đang vây bủa và thường xuyên vây bủa xung quanh đời sống chúng ta; không dụng công, không lên gân, không cầu kỳ kỹ thuật, hát như khi ta hát một mình và chỉ một mình, rồi quên; tôi thường muốn và ước mình viết được những bài hát kiểu vậy.
Read More

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

Rỗng


Chạy trốn những giờ phút trống rỗng của tâm hồn mình là một việc làm vô ích và bất khả. Bởi, sự trống rỗng ấy là một thứ hiện hữu phi hiện hữu. Tất cả những gì chúng ta gán cho sự trống rỗng phụ thuộc vào cách chúng ta nhận thức về nó. Như kẻ gắng lấp đầy vũ trụ của mình bằng những bóng ma, có cảm giác tất-tần-tật những điều tôi đã làm trong cuộc đời mình là một sự thừa nhận cái trống rỗng siêu hình nằm chình ình trong ý thức của mình.
Read More