Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Một bài thơ (cho đêm Giáng sinh)


Kết hợp giữa hài hước đen Trung Âu, vẻ gợi cảm Mỹ Latinh và sự bay bổng đầy ngẫu hứng của chủ nghĩa siêu thực Pháp là những miêu tả mà Adam Kirsch - nhà thơ, nhà phê bình văn học Mỹ từng dùng để nói về thơ của Charles Simic. Là một trong những giọng thơ độc đáo và độc đáo nhất của nền thi ca đương đại Mỹ, hầu như mọi bài thơ của Simic đều có khả năng gây nên sự sửng sốt cho người đọc về mặt khái niệm, hình ảnh và ngôn ngữ. Mặc dù mối quan tâm thường trực của Simic về tác động của các cấu trúc chính trị tàn khốc lên cuộc sống bình thường của con người đã khiến thế giới thơ của ông đôi khi trở nên đáng sợ, bí ẩn và đầy thù nghịch, 
Read More

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Lan man từ một bức ảnh cũ của chính mình

 
Đứa bé có ánh mắt đăm chiêu trong bức ảnh ấy chính là tôi. Xuyên qua thăm thẳm thời gian, xuyên qua những lau lách tuyệt mù của thứ quá khứ chẳng còn lưu giữ lại được gì trong trí nhớ, nhìn thằng nhóc từng là mình trong bức ảnh cũ, đôi khi tôi tự hỏi, nó nghĩ ngợi gì trong giây phút ấy? Không ghi ngày tháng và nơi chốn ở mặt sau (như mẹ vẫn tôi thường làm đối với hàng lô hàng lốc những bức ảnh bà đưa tôi đi chụp ở hiệu ảnh ngày còn bé), nhưng tôi đoan chắc bức ảnh được chụp năm 1965, vào một chiều cuối tuần nào đó ở Sài Gòn.
Read More

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

24 bưu thiếp đủ sắc màu

 

Giống những mảnh vỡ của tấm gương soi vẫn lấp lánh lưu giữ trong lòng chúng dáng hình của một quá khứ mụ mị nào đó, “24 Postcards in Full Colour” của Max Richter là một tập hợp gồm 24 đoạn nhạc ngắn (đa phần chỉ trên dưới 60 giây, còn đoạn dài nhất cũng không đến 3 phút đồng hồ) đặt cận kề nhau thành một cấu trúc như thể ngẫu nhiên, một phòng trưng bày những khoảnh khắc của kỷ niệm bất chợt, dù vậy, mạch lạc và thuần nhất, tạo được sự cộng hưởng thú vị khi người nghe kết nối chúng vào những liên tưởng, những “j'ai vécu” của riêng mình.
Read More

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Đa số và thiểu số


Thomas Jefferson có một câu nói nổi tiếng: “Nền dân chủ chẳng qua là luật của đám đông, theo đó 51% người dân có thể tịch thu quyền của 49% người dân khác”. Với tư cách một công dân, tôi nghĩ, thiểu số phục tùng đa số là điều buộc phải chấp nhận và có thể chấp nhận được. Nhưng nếu, với tư cách của một nghệ sĩ, một người làm nghệ thuật, thật đáng rầu khi phải chấp nhận cái luật mà đa số áp đặt lên thiểu số. Tối qua tôi “nghe” một ca khúc Việt có lượng người “xem” trên youtube thuộc vào hạng đỉnh của đỉnh. Than ôi, quả như Denys d'Halicarnasse từng nói: “Đám đông là mẹ đẻ của bạo chúa!”.
Read More

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

Thiên sứ


Dằng dưa mãi cuối cùng cũng hoàn tất bài hát nhỏ này. Một dòng nối cho những mộng mị từ những ngày rất xưa, ngôi vườn cũ và mùa thu cũng cũ. Tình yêu là một thứ ẩn ngữ mà đôi khi người đón nhận nó chẳng thể nào hiểu rõ được ý nghĩa. Nó cầm tay ta, dẫn ta vào sương mù rồi bỏ đi mất. Hồi ức cũng vậy, đó là những lời của bóng tối. Khi viết những nốt nhạc cuối, trong đầu tôi đã nghĩ đến một giọng hát cao vút mà mình sẽ nhờ ghi âm ca khúc này, “còn câu hát, còn hương ngát, từ tăm tối tình yêu lãng quên…”.
Read More

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

Chẳng còn gì để mà chờ đợi

 
Chẳng còn gì để mà chờ đợi, đôi khi tôi nhủ với lòng mình như vậy. Ngoài kia, mùa thu đang cần mẫn vặt lá những hàng cây. Mưa suốt nhiều buổi sáng nhiều buổi chiều liên tục rồi trời hửng lên tí chút. Có sương mù. Báo chí đua nhau gào lên thành phố đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, lớp khói xám xịt và nhầy nhụa bẩn bao phủ khắp nơi từ sáng đến chiều ấy có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Read More

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

Những cánh hoa đau

 
Bài thơ thời còn đi học. Nhạc điệu cũ, nhịp điệu cũ, nỗi buồn bã cũ, và vì vậy, cũng chứa cả sự sến súa non tơ của thứ tình yêu muôn đời thơ dại học trò. Tôi nhớ con dốc lóa nắng ban mai đường đến lớp, những vòng bánh xe hun hút chiều ngoại ô và khu vườn cũ với đám lau sậy nhòe nhoẹt bóng tối. Tôi nhớ những thân cầu xám ngoét mùa thu một mình ngược gió, những bóng người ảm đạm trôi trong mưa, nỗi sầu u về những mối tình không có thực và dăm câu thơ vụng về chép vội trên giấy vở học trò. Đi đâu hết rồi tất cả những thứ đó?
Read More

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

4'33" và sự im lặng

 
Sách kỷ lục Guinness 2013 ghi nhận nơi yên lặng nhất trên trái đất là ở Minneapolis - Minnesota, trong căn phòng có tên gọi là buồng không phản xạ (anechoic chamber) của Orfield Labs. Đây là căn phòng được tạo nên từ ba khối thép và bê tông đồng tâm, ở khối trong cùng các bức tường được bao phủ bằng vật liệu đặc biệt có tác dụng hấp thu hoàn toàn âm thanh. Không một âm thanh nào từ thế giới bên ngoài có thể lọt vào phòng, đồng thời bất kỳ tiếng động nào phát ra bên trong đều nhanh chóng tan biến vì bị các bức tường hấp thu ngay lập tức. Trải nghiệm trong căn phòng tuyệt-vô-âm-hưởng này là một trải nghiệm kỳ lạ.
Read More

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Đốt sách

 
Tôi thích cái chất hài hước nhuốm màu cay đắng trong thơ của Bertolt Brecht. Bằng thứ ngôn từ giản dị và sáng tỏ như những câu khẩu hiệu, thơ của ông thường trực diện đi vào tâm trí người đọc qua con đường thẳng nhất, không cần rào dậu quanh co dưới những lớp lớp tầng tầng ẩn dụ. Tuy vậy, thứ ngữ nghĩa mà ta tưởng rằng đã lập tức hiểu ngay ở lần đọc đầu tiên sẽ phát lộ với ta những vỉa tầng ánh sáng mới nếu ta trở lại với bài thơ một lần nữa, và ở đó, như một viên kim cương đa diện, Brecht sẽ mở thêm ra cho ta vô số những góc nhìn mới mà tùy với trải nghiệm của từng người đọc, chúng ta sẽ chọn được một cách nhìn phù hợp cho riêng mình. Bài thơ “Đốt sách” của Brecht cũng vậy.
Read More

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

Một mình cấu lấy tóc mình


Hơn tuần nay nghe lại Brahms, chỉ Brahms. Nghe lại Brahms là nghe lại những kỷ niệm, nghe lại tiếng vang của lòng mình những năm tháng cũ trước khi bước vào tuổi ba mươi, không còn trẻ nữa nhưng cũng chưa vội già! Ta ném một hòn sỏi xuống vực giếng tối và chờ nghe ở đó một tiếng dội lại. Tạo ra một nghệ phẩm chính là tạo ra một bờ giếng để người ta đến soi mặt, tìm thấy dáng dấp của mình ở đấy và thoảng hoặc thả một đôi viên đá bâng quơ dò tìm. Đêm qua tôi mới nhận được âm dội đó từ bản Concerto viết cho dương cầm giọng Ré thứ của Brahms mà mình được nghe lần đầu cách đây đã gần ba mươi năm.
Read More

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Vẽ mắt

 
Người xưa cho rằng tác phẩm nghệ thuật khi đạt đến mức độ hoàn hảo sẽ trở thành một sinh thể độc lập, hoàn toàn thoát khỏi tầm tay người tạo tác ra nó. Truyền thuyết kể Trương Tăng Dao - danh hoạ triều Lương thời kỳ Nam Bắc triều ở Trung Hoa - vẽ bốn con rồng trên bức tường Kim Lăng An Lạc Tự nhưng không vẽ mắt. Ông bảo: “Vẽ mắt, rồng sẽ bay đi mất”.
Read More

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Nghĩ từ một loài cây Trung Hoa


Mấy ngày qua biển Đông lại dậy sóng. Gã láng giềng phương Bắc lại ngang ngược xua đám-tàu-ô vào bãi Tư Chính của ta hoạt động và còn trân tráo tuyên bố “Chính phủ Việt Nam nên tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc đối với một số khu vực trên biển Đông” đồng thời hăm he “phía Việt Nam cũng nên kiềm chế hành động” nếu không muốn làm trầm trọng thêm tình hình khu vực
Read More

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Hãy thả trôi đi...

 
Đôi khi tôi quay trở lại chốn đó, một mình, trong những giấc mơ. Những con đường đá cũ lở loét chạy vòng quanh mấy phố lỵ buồn thiu. Mùa đông, gió điên gào thét suốt ngày trên những đồi phi lao xám ngoét vì giá rét, những hàng cột điện cũng u ú hú lên cùng gió. Trong mơ, tôi thấy tôi đạp xe ngược về hướng núi. Tôi đứng bên bờ sông. Tôi đi chân trần trên nền cát ẩm, nghe tiếng lao xao những đứa trẻ chơi đùa bên kia hàng rào dưới những lùm cây của khu vườn tối. Một đứa trẻ có gương mặt trông thật quen nhưng tôi không cách gì nhớ ra nó là ai.
Read More

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Nghe mưa

 
Chiều Chủ nhật nằm nghe mưa. Giữa lưng chừng giấc ngủ, trong giọt giọt ngắn dài mưa hiện tại như thể nghe cả tiếng mưa từ cổ độ. Có cái gì hằng cửu như mưa không nhỉ? Mưa reo gót chân trần thời thơ ấu, mưa trên vai áo tuổi học trò, mưa ướt đường lầy thời chân thấp chân cao mới chấp chững vào đời, mưa chan cốc rượu vỉa hè với bạn bè những ngày khốn khó, mưa hạnh phúc, mưa ly biệt…
Read More

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Một bài hát mùa hè

 
Rất nhiều người trong số chúng ta có thể cả đời chưa từng bao giờ nghe đến cái tên Gershwin, “Rhapsody in Blue” hay “An American in Paris”, nhưng chắc chắn không thể chưa từng một lần thấp thoáng nghe qua giai điệu da diết đầy cuốn hút của bài hát Summertime vang lên đâu đó quanh đời sống mình, hoặc giả, là vọng âm của nó trên câu mở đầu một ca khúc Việt nổi tiếng mà dù là người yêu nhạc hay không yêu nhạc, hầu như ai cũng biết: “Thế là hết nước trôi qua cầu, đã chìm sâu những tháng ngày đắm mê…”
Read More

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

41⁰


Ta rơi vào nhau bằng tình yêu tuyệt vọng
Bằng đôi mắt đỏ của loài thú cùng đường
Bằng cơn khát cuồng điên của người nằm chờ chết
Trên giường bệnh
Tương lai là cơn ung thư di căn.
Read More

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Con-tàu-chìm

 
Ở chỗ đó ngày xưa là con lộ đất đỏ chạy ngoằn ngoèo theo triền dốc dẫn xuống một lũng hẹp nằm kẹp giữa hai sườn đồi, một dốc đứng đầy đá tảng và những bụi sim gai mọc lúp xúp, một thoai thoải hơn, là những thửa vườn cằn khô ít được chăm sóc và ngăn dậu sơ sài bằng những thân cây khô kết hợp với đá, với rào kẽm gai; xa hơn một chút, từ đỉnh đồi chạy vào sâu hơn nữa về phía bên kia sườn dốc là ngút ngàn rừng cao su.
Read More

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Tháng Tư


Hè năm 1981 tôi phải nằm Bệnh viện Bình dân hơn tuần lễ vì một khối u. Theo chẩn đoán của bác sĩ, đây là một u lành, nhưng do nằm ở vị trí có nhiều dây thần kinh quan trọng đi qua, để lâu không cắt bỏ sẽ chèn ép gây ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan khác của cơ thể. Mẹ tôi lo quýnh. Bởi dẫu chỉ là tiểu phẫu nhưng nếu không khéo có thể gây ra biến chứng, thậm chí có thể làm liệt chân, méo miệng (!). Cũng may, những năm vừa sau giải phóng, số bạn bè đồng nghiệp quen biết với mẹ và các dì tôi từ trước 1975 ở các bệnh viện còn nhiều, tôi được một bác sĩ giỏi nhận đảm trách ca tiểu phẫu.
Read More

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Bài hát cũ của một người bạn

 
Tìm được trong đống báo chí lưu trữ ca khúc của một người bạn nhóm sáng tác trẻ ngày xưa. Bản nhạc chép tay bằng bút bi trên trên thứ giấy kẻ nhạc vàng ố, xấu xí của thời hậu bao cấp vẫn còn nghèo và nhiều khó khăn.
Read More

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

Nhân nghe đĩa nhạc dựa trên tranh Edvard Munch


G. gửi cho tôi một đĩa nhạc số, anh bảo: ông nghe chơi, không hay lắm nhưng xem thử có mường tượng được sắc màu của Edvard Munch trong đó không? Đĩa nhạc là một tập hợp các tác phẩm viết cho vĩ cầm độc tấu của hơn chục nhà soạn nhạc đương đại sáng tác dành cho các họa phẩm triển lãm nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Munch tại Bảo tàng Nghệ thuật Haugar gần bờ biển Asgardstrand, nơi cảnh quan được họa sĩ chọn làm nền cho nhiều bức tranh của mình.
Read More

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Tặng biệt

 
Đêm qua tôi khó ngủ. Rất rất khó ngủ. Đến gần sáng mới thiếp đi được chốc lát mà lại mộng mị lung tung. Trong mơ tôi lang thang vô định ở những chốn xa lạ. Tôi thấy mình lạc trong thành phố có những ngã tư với những trụ đèn giao thông giống hệt nhau chỉ tuyền một màu xanh rực như lân tinh. Tôi thấy mình nép sau cánh gà sân khấu xem người ta đồng ca một giai điệu lạ buồn rũ bằng thứ ngôn ngữ mà tôi không hiểu được, nhưng lạ nhất là người ta hát bằng mắt.
Read More

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

Đường Sài Gòn...

 
 
Buổi sáng ngồi cà phê vỉa hè đường Trần Cao Vân. Lâu lắm rồi tôi mới có dịp ngồi nhìn Sài Gòn sớm mai với những hàng sao xanh rợp bóng vươn cao vút. Chẳng còn nhiều những con đường như thế ở Sài Gòn, mà không biết chừng nó cũng sẽ mất tích trong nay mai như Tôn Đức Thắng (Cường Để cũ) - con đường cây xanh đẹp nhất Sài Gòn đã bị triệt hạ năm rồi để mở lối đi cho những dự án quy hoạch…
Read More

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2019

Không đề tháng Giêng


1.

Môt ô cửa nhỏ trời xanh biếc
Một tiếng chim kêu buốt tận lòng
Một lưng ghế cũ mơ hơi ấm
Nghe chậm mùa xuân trong nhớ mong…
Read More

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

Nguyệt hạn


Cuối năm bắc thang dọn dẹp nhà cửa, tôi bất cẩn để mình ngã oạch một cái, nghe đau buốt khuỷu tay. Ra bệnh viện gần nhà kiểm tra thử, bác sĩ bảo nứt xương, phải bó bột gần hết cánh tay phải. Thật khổ, tết nhất đến nơi rồi! Về đến nhà chưa hết choáng thì vợ tôi phán tiếp, bác sĩ dặn gãy xương phải kiêng hoàn toàn rượu bia với cà phê! Thế là xong! Kế hoạch đi chơi tết cũng theo cái tay gãy mà phá sản, tay bó bột thế này lái xe thế nào được mà đi!
Read More

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Làm gì cho hết buổi chiều nay?

 
Hốt nhiên nhớ lại những câu thơ này, áp chúng vào lòng mình, buổi chiều này, nỗi trống rỗng này, rồi tự hỏi, thời buổi gì, nỗi sầu u gì đã sản sinh ra những dòng thơ ghê rợn đến thế
Read More

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Ngày đầu năm đọc sách lịch sử

 
Chính là ngươi trong tấm gương soi tăm tối ấy
Chính là ngươi tiếng hét thất thanh giữa ráng chiều quặn đỏ
Kẻ cúi gằm mặt trong gió hú trở về từ núi Sọ
Cũng chính là ngươi!
Read More