Vậy mà tụi mình chơi với nhau được trên ba mươi năm rồi đấy,
người bạn họa sĩ nói với tôi trong hơi buốt căm căm của ngọn gió
tháng 12 đang không ngừng rền rĩ trên những ngọn đồi đêm nửa thức nửa
ngủ, mà từ chỗ chúng tôi ngồi uống rượu, nhìn về hướng ấy, những
ngọn đèn của phố khuya tỏa thứ ánh sáng mù mịt và bất định như
thể chúng rọi về từ lòng biển, từ đáy của một vực sâu thăm thẳm
nào đó.
Read More
Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017
Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017
Nhạc-trên-trời
Nghe Die Kunst der Fuge của Bach, vẫn thấy choáng ngợp như lần đầu được nghe cách đây trên 30 năm trong bản phối của Hermann Scherchen cho dàn nhạc trên chiếc đĩa nhựa trầy xước bị mẻ mất một góc mà khi đặt vào mâm đĩa, tôi phải nhấc kim máy hát bỏ vào những rãnh đĩa phía bên trong, tránh đi phần đĩa bị vỡ bên ngoài. Nghe và lại thấy mình như bị phóng chiếu bởi thứ ánh sáng huy hoàng đầy bí mật của sự mặc khải, như cảm nhận được tiếng dội vang từ những vì sao đã mất, sự hiện diện của ít nhất một vài điều hợp lý trong cái hỗn độn đến vô cùng của vũ trụ và sự bé mọn đến vô cùng của chính mình. Nghe và tự hỏi, Johann Sebastien (1), ông là ai trong cái thế giới loài người xiết đỗi tang thương khốn khổ này?
Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017
Tiếng chim hót
Buổi trưa bất
chợt nghe tiếng chim hót từ những rặng cây phía bên kia vườn thoảng
lại. Tiếng hót đơn lẻ, từng tiếng một như những hòn sỏi cứ đều đặn
ném xuống vũng trưa im, gợi nhớ những trưa xa xôi trong khu vườn cũ
ngôi nhà vùng ngoại ô thời hai mươi tuổi, những trưa oi bức nằm thiu
ngủ dưới bóng râm những gốc trâm già, nghe ngoài bờ kênh róc rách
tiếng con nước xuống, thi thoảng gió ngoài đồng xa thổi về mang theo
mùi rơm rạ lẫn với mùi bùn, mùi cỏ mục nồng nã, và tiếng chim,
cũng khắc khoải từng tiếng một, như vọng về từ cổ độ…
Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017
Ngôn ngữ ngày thường
“Ngôn ngữ ngày
thường” là một tập hợp tất cả những bài thơ tôi viết trong năm 1986. Khác với
“Tâm thần phân lập” - tập thơ bị bỏ rơi trong ngăn kéo gần 30 năm - các bài thơ
trong “Ngôn ngữ ngày thường” đã được gửi đăng rải rác trên một số tờ báo, tạp
chí và tuyển tập thơ văn, tác giả tác phẩm tại TP.HCM. Sau đây là một số bài thơ
ngắn tôi lấy từ tập thủ bản bao gồm 70 bài thơ được tôi thực hiện trong cùng
năm 1986.
Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017
Ngụ ngôn nhỏ về chuột
Đấy là thân phận
của con người trước định mệnh hay thân phận con người trong guồng máy của chủ nghĩa toàn trị dưới cái nhìn tiên tri Kafka? Thế giới ngụy dị cùng những cơn ác mộng mang tên
Kafka là tấn bi kịch của muôn đời. Và chẳng phải, chúng đều đã trở thành hiện thực của thế kỷ 20 đầy máu với nước mắt? Còn
thế kỷ 21? Tôi nghe như có tiếng gầm gừ ở đâu đó: Này, đừng có mà
than vãn nhé, lơ-tơ-mơ là tao xực mày đấy!
Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017
Ở chốn mất đi và tìm thấy
Bỗng thèm được
trở lại làm cậu học trò thời trung học, mắt-sáng-môi-trong bao khát vọng chỉ vừa
mới khởi, chưa nếm thất vọng, chưa trải thương đau, cũng chưa từng biết đến những
cuộc mộng tàn. Tôi thấy tôi cùng lũ bạn đạp xe băng băng ngược gió, biển xanh
cát trắng sóng ngầu bọt, mặt trời loang loáng trên đầu và tung tóe lũ chim hải
âu. Chúng tôi men theo bờ cát ướt cứ thế mà đạp tới, rướn tới, cười nói vang
vang và í ới gọi nhau như thể sẵn lòng cùng nhau phóng thẳng tới mọi chân trời…
Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017
Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017
Trong bộ dạng mới của niềm tuyệt vọng
Có những buổi sáng thức dậy với cảm giác mất phương hướng.
Đầu óc cứ ong ong với câu hỏi rất cũ và rất… sến, ta đang đi đâu và ta sẽ về
đâu? Ở độ tuổi của tôi, thật nực cười khi cứ loay hoay tự vấn mình câu hỏi
ấy. Biết bao những đường ngang ngõ dọc của cuộc đời tôi đã đi qua, biết bao
những bến bờ xa lạ tôi từng ghé lại, phải chăng chỉ là phiêu dạt vô mục đích?
Nhưng một kim chỉ nam thì cần thiết gì cho định mệnh bất khả đổi dời của một
con người?
Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017
Ole-nhắm-mắt-lại
Con gái một tuổi
rưỡi tập nói và chơi trò trốn tìm với bố. Tôi thường giả bộ trốn Kiwi bằng cách
chui đầu vào đống mền gối để con bé lật từng cái gối ra và thích thú cười khi
nhìn thấy mặt tôi. Đến lượt bé trốn, khi tôi hô “ú-òa” thì Kiwi cứ ngồi tại chỗ
mà nhắm tịt mắt lại, trí óc thơ ngây của bé chỉ đơn giản nghĩ rằng, khi nhắm mắt
lại không nhìn thấy bố thì cũng có nghĩa là bố cũng sẽ không nhìn thấy bé!
Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017
Cắt dán từ báo chí của một ngày
trả lại cho OceanBank
để tâm hồn được thanh thản
quà chăm sóc quà tình nghĩa
những dự án đường BOT
biệt phủ
quá nhiều sự mập mờ
Read More
Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017
Những bà mẹ
Đọc một truyện ngắn
của Lydia Davis, bỗng nghe mắt cay cay. Mỗi người đều có một bà mẹ ở đâu đó. Bà
mẹ đang sống cùng ta, bà mẹ đang ở quê xa hoặc bà mẹ đã vĩnh viễn khuất xa và chỉ
còn tồn tại trong niềm tưởng nhớ của ta. Cuộc đời viết nhạc của tôi, hình như
tôi chưa bao giờ viết được một bài hát nào để dành riêng tặng mẹ mình, dù rằng,
tôi thường tự hứa với mình rằng, sẽ viết sẽ viết sẽ viết.
Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017
Thang đo cho một nỗi buồn
Bão cấp độ 4 cấp
độ 5 lồng lộn khắp hành tinh
Trên bậu cửa nhà
tôi sáng nay con bướm vàng đến đậu
Đôi cánh nhỏ
run run trong nắng mỏng
Thang đo nào cho
nỗi lo âu?
Read More
Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017
Nghe Schulhoff và một vài ghi chú ngoài lề
Nghỉ lễ mấy hôm chẳng đi đâu xa, suốt ngày tôi vào ra vớ vẩn, chơi với con gái, đọc tiếp cuốn sách của Norman Golb về các cuộn bản thảo ở Biển Chết mà tôi bỏ dở gần hai tuần nay và… nghe nhạc. Định trong đầu sẽ nghe lại mấy khúc tango của Piazzolla, chẳng hiểu sao tôi lại chọn đĩa “4 for tango and jazz” - một album highlight nhiều tác giả do nhóm tứ tấu có cái tên lạ lẫm Casal Quartett trình tấu. Có lẽ, do cái bìa đĩa được trình bày quá đẹp mắt, còn Casal (-s), làm gợi nghĩ đến ngài Pablo-cellist huyền thoại.
Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017
Thiu thiu ngủ
Tuyệt thú là
một trưa yên tĩnh được lười biếng nằm ngó những đám mây vô định
lang thang qua vòm trời. Không có việc gì phải làm cả. Không có điều
gì phải suy nghĩ cả. Không lo âu, không phiền muộn, không vui mà cũng
chẳng buồn. Lười biếng và uể oải như cậu học trò giữa kỳ nghỉ dài
bất chợt nhận ra rằng, điều tuyệt thú nhất của mùa hè
Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017
Cho một giọng hát...
Tôi may mắn được hạnh ngộ với giọng hát Kathleen Ferrier từ khá lâu, phải hàng chục năm trước khi có điều kiện tìm hiểu rõ hơn về giọng ca huyền thoại của âm nhạc cổ điển vốn được yêu thích và ngưỡng mộ nhất thế giới này. Trong số ít ỏi những đĩa nhựa đầu tiên mà tôi mua được vào đầu những năm 1980 ở chợ lạc xoong vỉa hè Trần Quang Khải, tôi đã tình cờ sở hữu một Kathleen Ferrier: đó là bản ghi âm “Bach and Handel Recital” được bà thực hiện tháng 10.1952 cùng London Philharmonic Orchestra dưới đũa chỉ huy của Adrian Boult.
Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017
Những khuya muộn
Bỗng nhớ những khuya muộn ở những cõi miền mà tuổi trẻ tôi
từng lang thang qua đấy. Những mẩu ký ức rời, vụn mủn, không đầu không đũa mà
tôi chẳng biết đặt để chúng vào đâu, chẳng nhớ rõ chúng đã diễn khi nào, chúng
có thực hay chỉ là những biến dị của ký ức, sản phẩm của lãng quên được ghép
nối cùng trí tưởng tượng…
Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017
Mộng mị và... quyền được thức giấc
Văn chương là nẻo có thể đưa con người vào cõi
mộng, thế nên viết về cõi mộng là dệt mộng trong mộng. Người dệt mộng trong
mộng sớm nhất loài người có lẽ là Trang Chu. Nam Hoa Kinh hơn hai ngàn năm
trước đã kể chuyện Trang Chu mơ thấy mình hóa bướm và khi thức giấc chẳng phân biệt
được giấc mơ của mình đã tạo ra bướm hay giấc mộng của bướm đã tạo ra mình
Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017
Khúc hát của hồi ức
Biên tập viên một
chương trình ca nhạc truyền hình dành cho thiếu nhi có lần hỏi tôi, câu hỏi vui,
ngoài lề và không nằm trong chương trình phỏng vấn: “Tuổi thơ của ông, chắc là
đẹp nhỉ?”. Tuổi thơ của tôi à? Có cái gì ở đó? Hồi ức như hòn đá được ném thia lia trên mặt nước của vũng hồ quá khứ, nó lướt đi ngẫu nhiên rồi nhấn chìm ta
xuống một vùng nước không định trước nào đó ở cuối đường của trí nhớ bất chợt.
Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017
Một dàn bè cho tiếng chó sủa...
Được bạn bè trong cộng đồng mạng chia sẻ cho một opera có chủ đề liên quan đến chiến tranh Việt Nam - Glory Denied - của nhà soạn nhạc lạ hoắc Tom Cipullo. Theo thói quen trước khi nghe một tác phẩm lạ, tôi thường vào wikipedia tìm hiểu chút ít về tác giả của nó, và thế là lòi ra nhạc phẩm này: “Another Reason Why I Don’t Keep a Gun in the House”. Tò mò trước cái tiêu đề đẫm chất văn hóa súng đạn kiểu Mỹ, tôi lại dấn thêm vào youtube tìm kiếm, hóa ra dân chơi nhạc salon Mẽo đã hát um xùm “Another Reason…” từ rất lâu.
Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017
Nốt nhạc sai
Ở thành phố
Bruges nước Bỉ cách đây vài trăm năm, nghe kể rằng một cô bé 9 tuổi trong dàn đồng
ca nhà thờ đã bị chặt đầu khi hát sai một nốt trong bản Misa được thực hiện tại
đại thánh đường của thành phố trước toàn thể hoàng gia.
Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017
Thơ cho ngày sinh nhật
Tiếng cười ấy đã
băng qua những mùa hè bát ngát
Biển còn duềnh
sóng đến tàn cuộc
Gió chưa dứt hơi
Trên những bến bờ,
cồn cát và phố hẹp buồn thảm
Read More
Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017
Gai hồng
Đọc bài thơ ngắn
của Adam Zagajewski (trong tuyển thơ Ba Lan “Spoiling Cannibal’s Fun” do
Stanilaw Baranczak và Clare Cavanagh tuyển chọn và giới thiệu), không dưng nghĩ
đến cái trách nhiệm nặng nề mà con người lâu nay cứ trút lên vai thi ca và bắt
thi ca phải gánh vác. Biết nói gì thêm với đề tài của tranh luận muôn thuở về
chức năng của văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung này?
Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017
Tản mạn quanh chuyện giai điệu
Có một giấc mơ kỳ
lạ thường trở đi trở lại với tôi. Tôi mơ thấy mình ngồi trước một cây đại phong
cầm với ba bốn tầng phím bấm cùng hệ thống pedal phức tạp mà tôi chẳng biết chút
gì về cách thức sử dụng; ngồi trước cây đàn ống khổng lồ ấy, tôi như một người
mù dọ dẫm trên những bàn phím của cây đàn xa lạ để gắng thể hiện lại một giai
điệu rất đẹp vừa bất chợt hát lên trong đầu. Thế nhưng, thật thảm hại, tôi cứ liên
tục bấm sai nốt, sai hợp âm và vụng về phá hỏng hoàn toàn giai điệu mà mình vừa
tìm thấy!
Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017
Mùa hạ đến đón em đi
Bài hát đầu tiên viết cho tuổi thiếu nhi hồn nhiên trong sáng vào mùa hè năm 1987, thoắt đó mà đã tròn 30 năm, quãng thời gian đủ dài để những cô bé, cậu bé từng hát bài hát đầu tiên đó của tôi năm xưa đi hết đến quá nửa đời người, đã làm cha, làm mẹ và… quên lãng. Tưởng chừng chỉ mới hôm qua, tôi mang bài hát vừa viết xong đến hát cho hai người bạn là NS. Lê Vinh Phúc và NS. Lê Quốc Thắng nghe ở Nhà Thiếu nhi Quận 1.
Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017
Đời nhạc sĩ...
Mượn một số tình
tiết trong cuộc đời các nhạc sĩ thiên tài trong lịch sử âm nhạc cổ điển Tây
phương để viết nên bài thơ đầy ám ảnh về kiếp sống, về những nỗi đau cũng như
niềm hoan lạc của con người trên hành trình sáng tạo, Dana Gioia đã tạo ra được
một phức hợp vượt quá cái khuôn khổ hạn hẹp của một thi phẩm; ở đó, ngôn ngữ,
âm thanh, hình ảnh được xếp chồng lên nhau, trộn lẫn vào nhau trong một thứ
không gian và thời gian phi thực, phi tuyến tính, những mạch ngầm điển cố đa tầng,
đa nghĩa và giàu tính biểu tượng.
Read More
Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017
Nhiều khi tôi muốn bỏ đi thật xa...
Sáng ra, bỗng thấy lòng mình sến rện, đánh xe đi làm mà trên đường không ngớt lảm nhảm một câu hát cũng sến rện như lòng mình: “Nhiều khi tôi muốn bỏ đi thật xa…”(1). Trời Sài Gòn tháng Tư mới sớm mai đã phả hơi nóng hừng hực. Xe qua cầu ùn tắt một lúc rõ lâu. Trên đỉnh dốc, nhìn bầu trời Sài Gòn xám xịt khói bụi bên trên những tòa cao ốc mới xây vươn cao tua tủa như một đám chông nhọn, tôi phát hoảng khi nghĩ đến việc chỉ lát nữa thôi mình sẽ phải lặn chìm vào trong đám mịt mù hỗn độn đó, như một gã thợ lặn cắm đầu xuống dòng sông đen kịt mà lại chẳng rõ mình đang mò mẫm tìm kiếm điều gì…
Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017
Đọc lại một cuốn sách cũ
Những ngày nghỉ, lai rai đọc lại
một cuốn sách cũ, cuốn sách của thời vừa xong trung học háo hức tìm đến vì nghe
kể nó từng là sách gối đầu giường của nhiều thế hệ cha anh. Đọc lại, lúc lướt
nhanh, lúc đủng đỉnh, trong những trang sách ấy, thấy lại mình thời tuổi trẻ, vui
vui buồn buồn nhớ nhớ quên quên với những mảnh ký ức tưởng chừng đã vĩnh viễn
thất lạc.
Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017
Tặng phẩm
Là một
bài thơ ngắn nhưng chứa đựng những trải nghiệm sâu xa của cả một đời người, một tiến
trình dằng dặc vượt qua những u mê hôn muội để đến được bến bờ ánh sáng, nơi vô
ngã vô chấp, nơi chỉ còn “biển xanh và những cánh buồm”. Chẳng hiểu vì sao đọc đoản
thi này của Czeslaw Milosz tôi cứ hình dung ra cái thứ biển xanh biêng biếc cùng
những cánh buồm lung linh niềm yêu sống thấp thoáng trong những bức tranh của
Henri Matisse…
Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017
Chuyện vẽ vời (2)
Luôn luôn có hoa cho những ai muốn nhìn thấy
chúng, danh họa Henri Matisse từng nói như vậy. Có dễ dàng làm được điều đó
không nếu cuộc đời cứ vây bủa ta bằng những gì tối ám?
Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017
Phong cách là câu trả lời cho mọi thứ!
Sống giang hồ, bạt
mạng, như một kẻ ngoài lề xã hội, làm bất cứ việc gì từ rửa chén, nhân viên lò
sát sinh đến tài xế xe tải và hầu như lúc nào cũng say sưa nhếch nhác, thế
nhưng Charles Bukowski luôn được xem là một nhà thơ có sức hấp dẫn
lớn và là một trong những nhà thơ Mỹ đương thời có sách bán chạy nhất. Thơ của
ông sống động, mang đầy hơi thở bụi bặm của cuộc đời và sẵn sàng đề cập đến mọi
đề tài cấm kỵ nhất của xã hội như rượu chè, đĩ điếm, tình dục…
Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017
Chuyện vẽ vời (1)
...Tôi chẳng nhớ hộp chì màu đầu tiên tôi được mẹ
mua cho năm lên mấy tuổi, cũng chẳng nhớ nổi từ khi nào cái mơ ước được làm họa
sĩ lại len lỏi vào đầu óc của tôi, nhưng tôi nhớ hình như mình bắt đầu thích vẽ
nhăng nhít đủ mọi thứ từ khi còn bé lắm.
Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017
Ngụy thi sĩ...
Tôi không được nghe nhiều âm nhạc của Leonard Cohen, đã vậy, trong ít ỏi những ca khúc Cohen tôi hay nghe (khoảng trên dưới chục bài), hầu hết chỉ thông qua niềm yêu thích miên viễn của tôi dành cho giọng ca Judy Collins khi trình bày nhạc ông (*). Được đánh giá là một trong những ca sĩ - nhạc sĩ cuốn hút và bí ẩn nhất kể từ thập niên 1960 đến nay, Leonard Cohen còn là nhà thơ, tiểu thuyết gia có nhiều đóng góp lớn cho nền nghệ thuật đương đại, đồng thời cũng là một cây cọ rất tài năng (dù ông luôn tự diễu mình chỉ là một “ngụy thi sĩ”).
Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017
Hoa chuông xanh
Một bài hát ngày mới ngoài hai mươi tuổi, viết trong khu vườn hoang tịch của gia đình vùng ngoại ô Sài Gòn thời chưa đô thị hóa. Những chiều nhạt nhòa một mình đứng trong vườn nghe gió thổi, tiếng vọng lại của đời sống vừa gần gụi vừa xa xôi phía bên kia vườn, phía ngoài lộ, chuyến xe buýt muộn, tiếng chuông chùa và tiếng lóc cóc của chiếc xe thổ mộ cuối ngày đưa các mẹ các chị về từ chợ xa (đôi mắt rầu rĩ của con ngựa gầy kéo xe còn in soi trong trí tưởng), tiếng xào xạc lá những bông hoa chuông xanh bên bờ dậu và vô thanh là tiếng của lòng mình: xiết bao ngây thơ xiết bao non nớt!…Chợt nghĩ, nếu được đi lại từ đầu những ngày tuổi trẻ, mình sẽ làm chi đời mình?
Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017
Cô em họ và một vài mảnh ký ức rời…
Vừa rồi gặp lại V.A.
- cô em họ đã lâu không gặp - trong đám tang của mẹ cô (là dì ruột tôi). Cùng
quẩn quanh ở Sài Gòn, nhưng chẳng mấy khi chúng tôi gặp nhau - hai năm, ba năm,
có khi còn lâu hơn nữa. Nhận được tin báo, tôi ghé nhà, thấy cô ngồi lặng lẽ
hút thuốc lá dưới chân linh cữu mẹ, mệt mỏi, u buồn và xiết đỗi già nua. Trời ạ,
cô em họ xinh đẹp dân trường đầm nói tiếng Tây như gió ngày nào của tôi bây
giờ đã là một bà già như thế rồi sao?
Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017
Sự quan trọng của con mèo...
Đầu năm lên mạng
đọc được một truyện ngắn của Paul Coelho. Truyện chỉ có vài trăm chữ, chứa chưa
đầy một trang giấy nhưng gợi mở biết bao điều. Bất giác ngó lại đời mình, ngó lại
biết bao nhiêu những dặm đường đời đã đi qua, nhớ rằng mình đã từng lờ mờ nhận
ra được điều mà Coelho nói đến, không ít lần đã dợm bước vượt qua cái ranh giới
vô hình của thứ ám thị tập thể luôn giam giữ mình trong mụ mị của thói quen cố
hữu;
Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017
Đón xuân mới bất chợt nhớ đôi vần thơ xưa
1.
*Nhớ Nguyễn Du -
Đoạn trường tân thanh
Không cỏ non xanh chân trời, không cành lê trắng điểm
Không hoa ghen thua thắm tươi, không liễu rủ hờn
Tóc vàng, môi tím, áo pull trần vai, quần skinny xé
gối
Trên vespa em phóng ngang phố xuân rực chín như một quả táo hồng.
Read More
Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017
Một triệu trái dưa hấu
Đưa vợ con đi chợ
Tết, đứng tần ngần trước cửa hàng dưa hấu chất cao như núi, nửa muốn mua nửa lại
không, vì hình như dưa hấu không còn là thứ cây trái mang hương vị độc quyền của Tết nữa. Nhớ
thuở còn bé, mỗi khi nhìn thấy màu đỏ ngọt ngào của lát dưa hấu là biết rằng
ngày Tết đã cận kề, như vị mứt gừng, như vị hạt dưa, như mùi thơm hăng thoang
thoảng của cải tần ô hoa vàng trong bát canh ký ức – là một thứ madeleine kiểu
Proust trong kỷ niệm tuổi thơ xưa.
Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017
Hai mươi bốn hài cú 2016
Tiếp tục tập hợp
những mẩu ghi chép vụn vặt rải rác trong các sổ tay và bản thảo của mình năm 2016,
tôi chọn ra một số và bỏ chung chúng vào một cái giỏ có tên là “Hai mươi bốn
hài cú”. Như một ngoái nhìn và là một tiếp nối của “Hai mươi bốn hài cú 2015”, tập
hợp 2016 vẫn chẳng tuân theo bất cứ một quy chuẩn nào của thể loại này, dù vậy, xin
được tiếp tục gọi những ý nghĩ thoáng qua đó như vậy - với một nụ cười ẩn mặc
theo nghĩa đen của chúng: những hài cú. (TTS)
Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017
Vùng của Apollinaire
Tôi được đọc Zone của Apollinaire khi
vừa rời khỏi trung học, trong tuyển tập Apollinaire do nhà Pierre Seghers
thực hiện (1956) mà một người bạn lén lấy từ tủ sách của mẹ cho mượn. Từ thế giới của Huy Cận
- Xuân Diệu đến với thế giới của Apollinaire, mà đặc biệt là Zone, hệt như một
cú rơi tự do từ trên mây xuống thẳng… luyện ngục, cảm giác thảng thốt đến
tột độ! Nhưng có thể nói, thơ Apollinaire đã mở ra cho tôi một chân trời mới đầy
những-đường-bay, mà xuất phát điểm từ Zone, tôi chạy lấy trớn để... lao mình xuống
những vực thẳm này khác của nghệ thuật.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)