Lâu lắm rồi tôi
mới lại xem một cuốn phim về ma cà rồng. Phim về ma cà rồng thì chẳng gì lạ, lạ chăng chỉ ở chỗ phim của điện ảnh Iran, và cũng bởi, phải thú nhận đây là cuốn
phim Iran đầu tiên tôi xem, cho dù điện ảnh Iran trong nhiều năm trở lại đây được
đánh giá là nền điện ảnh đang trỗi dậy với nhiều tác phẩm tạo được tiếng
vang lớn.
Read More
Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018
Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018
Chợt nghe quê quán tôi xưa
Sau
cùng thì quê nhà của mi là ở chốn nào? Đôi lúc, tôi vẫn tự hỏi
mình như vậy. Thời thơ ấu tôi là một đứa trẻ vô cố hương, luôn thèm
khát mình cũng được như bạn bè cùng trang lứa có một quê nhà để mà
thỉnh thoảng lôi ra khoe, quê tao thế này quê tao thế kia, hay thoảng hoặc
vênh mặt nói với chúng bạn, cuối năm này tao sẽ được về quê ăn Tết! Tôi nhớ
sách học vần lớp 1 có bài tập đọc, đại loại, “Kỳ nghỉ hè/ Ta về quê/
Nhà ta ở/ Mé bờ đê…”, tôi thích lắm cứ bám theo mẹ hỏi, quê mình ở
đâu?
Read More
Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018
Mưa bắt đầu rơi trong phòng chúng ta
Nơi chốn chỉ là
cái cớ. Điều đó có thể diễn ra ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này. Bạn nhớ
loáng thoáng bản thân mình cũng từng có một kỷ niệm tương tự như vậy. Cả tôi nữa. Và tất cả chúng
ta. Nhưng thường là ký ức mụ mị đã hòa tan chúng vào bể thẳm của thời gian,
vây phủ chúng bởi vô số những lớp màn của quên lãng, những-cơn-mưa…
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018
Để tán dương sự tự ti
Bị xem là một nhược điểm của con người, dẫu vậy, phân tích trên nhiều phương diện, tự ti
không đơn thuần chỉ là sự tự đánh giá thấp mình, luôn cảm thấy mình yếu kém trước
người khác mà còn bao hàm cả sự tỉnh táo phân tích được khả năng của chính
mình, uyển chuyển điều chỉnh nhận thức của người khác về mình để tránh đối đầu, tránh bị tấn
công gây thương tổn đến lòng tự trọng. Trên một bình diện cao hơn, sự tự ti còn
có thể bao hàm cả sự khiêm cung, khả năng tự chỉ trích và tự trào.
Read More
Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018
Bi khúc tháng Mười một
Trong mẩu
chuyện bâng quơ người bạn cũ phía chân trời
Nuốt thêm cả nỗi
chán chường
Của vạt nắng Sài
Gòn khật khừ ốm rượu
Read More
Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018
Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018
Nunez mắt sáng
Có những ngày
thơ ca, mộng mị rời bỏ tôi, tâm hồn tựa một khe lạch bất ngờ cạn trơ khấc đáy.
Những rạng đông xám xịt. Thứ màu xám nhợt nhạt như tàn tro mà bầu trời Sài Gòn
lấp ló mùa khô thường trát lên mặt mình vào mỗi sớm mai bằng lớp mù sương nhớp
nháp trộn lẫn giữa bụi bặm, khói xe và tất cả những gì mà một thành phố khổng
lồ, tởm lợm, bầy hầy có thể thải ra được trong một ngày. Con đường đến chỗ làm
việc cũng dài thõng thêm ra. Thành phố đông nghẹt.
Read More
Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018
Mặt nạ quỷ
Đám ma quỷ với nụ
cười lấp lánh lân tinh được Google đưa lên thanh công cụ tìm kiếm của mình từ cả tuần
lễ nay nhắc tôi biết rằng lại sắp sửa đến Halloween. Thêm một dịp lễ hội nữa cho sự
đắc thắng của ma quỷ trong thời đại ngày nay liệu có là quá thừa hay
không? Quỷ ác độc, quỷ tham lam, quỷ xu nịnh, quỷ mị dân, quỷ bội phản oán giận
ngu si ganh ghét tị hiềm… đủ các loại đang giăng thiên la địa võng khắp vòm trời.
Read More
Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018
Thời buổi gì đâu...
Vài trao đổi ngắn với một người bạn nhỏ, vô hình, tôi bất
giác buồn bã nghĩ đến bài thơ của Brecht - “Gửi những người sinh sau” - mà mình
từng được đọc. Thế hệ của tôi, thế hệ mà nhà báo N.T.A - một đồng nghiệp, một ông
anh ở trường đại học nơi tôi làm việc đã có lần nửa đùa nửa thật bảo: “Tôi vẫn
nhìn S. như một lát cắt của lịch sử. Băn khoăn không biết đặt tên cho lát
cắt này như thế nào? Thế hệ hậu chiến, thế hệ nhận đường, thế hệ tìm đường, thế
hệ lạc đường, thế hệ mất mát, thế hệ lưu vong, thế hệ tả pí lù, thế hệ bội thực…”
Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018
Từ một bức ảnh cũ
Trong cái mê cung rậm rịt như rừng với muôn ngàn những
đường ngang lối tắt của internet, chẳng hiểu được cú nhấp chuột nào đã
đưa bức ảnh đó đến với tôi. Bức ảnh chụp một cậu bé mặc short, tóc cháy nắng đứng tựa lưng vào một gờ tường thấp, mắt
mở lớn nhìn về phía ống kính máy ảnh, sau lưng nó, trên đụn cát cao là hàng
tường rào với dãy nhà hai tầng mái lợp fibro trắng lóa, xa hơn nữa là
bầu trời hơi ngả sang sắc lục, thứ màu trời đôi khi ta vẫn nhìn thấy
ở vùng ven biển vào những giấc xế chiều mùa hè khi bầu trời
xỉn đục vì bị pha lẫn những vạt mây chứa đầy hơi nước lấp lánh phản
chiếu ánh thủy ngân.
Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018
Điên mùa thu
Sài Gòn gần một tuần nay mưa vô độ. Tôi nghĩ... cái vụ mưa lem
nha lem nhem suốt cả tuần thế này là do Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc
gia đột nhiên nổi hứng tuyên bố mùa mưa năm nay ở phía Nam sẽ kết thúc sớm (!)
Kinh nghiệm sống ở Sài Gòn cho thấy, cứ hễ dự báo của các nhà khí tượng Việt Nam nói
nắng là mưa, nói mưa là nắng, và không nói gì hết là coi chừng giông lốc! Than
vãn chuyện gió mưa lầy lội với tên bạn thì hắn cười hề hề bảo, mưa như thế cho
Sài Gòn có tí hơi thu, buổi sáng mây xám bàng bạc, gió heo heo lạnh, tí màu thu
cho những tâm hồn nghệ sĩ mấy ông mộng mị làm thơ!
Read More
Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018
Khúc hát chim trời
Một sinh viên trong trường có lần nói với tôi, em tình cờ thấy trên Souncloud một nhóm hát lạ thể hiện “Khúc hát chim trời” hay lắm, nghe thích hơn cả những ca sĩ chuyên nghiệp X, Y, Z hát mà em đã từng nghe. Tôi cười, không tin lắm vào nhận xét thường có xu hướng cực đoan mà các bạn trẻ hay mắc phải, tôi trả lời em, sẽ vào Souncloud nghe thử, nhưng rồi nhiều việc quá, quên bẵng đi!
Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018
Hoa hồng là hoa hồng là hoa hồng...
Đọc bài thơ viết
về hoa hồng của Borges lại lởn vởn trong đầu cái ý nghĩ về sự hư ảo, bất định vô
trú xứ của cái đẹp. Có cảm tưởng đủ thứ nghệ thuật của con người từ xưa đến nay
dường chỉ mới truy cầu và vồ bắt được cái bóng của nó mà thôi. Truyền thuyết kể Lý Bạch
say rượu ôm trăng đáy nước mà chết đuối, xem như là cái kết có hậu cho
một thi tiên cả đời rong ruổi kiếm tìm đuổi theo cái đẹp.
Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018
Đẹp ghê rợn!
Đẹp-ghê-rợn là một chuỗi tính từ mang đầy tính ngoa dụ. Tôi có người bạn cùng khóa thời học Tổng hợp, khi muốn diễn tả nỗi choáng ngợp của mình trước một sự thể nào đó, anh thường chêm chúng vào cuối câu nói bằng giọng trầm trồ, giả như: Biển đêm đẹp ghê rợn! Câu lục bát đẹp ghê rợn! Hoặc, ngõ nhà mình có con nhỏ vừa dọn đến ở, đẹp ghê rợn!…
Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018
Tư-cố-hương
Bầy ngựa đi hoang chiều nay qua phố
Mang theo hương
thơm đồng nội về thăm
Chậm vó lãng du
dồn chân bến đỗ
Men theo hè xưa
bóng ngã âm thầm.
Read More
Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018
Nghệ thuật là vô dụng...
Một số người cho
rằng khả năng cảm thụ nghệ thuật sâu sắc sẽ giúp con người tốt đẹp hơn - công
tâm hơn, nhạy cảm hơn, có khả năng thấu hiểu hơn. Có thể điều này đúng, trong một
số trường hợp hiếm hoi nhất định. Nhưng chúng ta hẳn không quên rằng Hitler đã
bắt đầu tất cả với tư cách một nghệ sĩ. Những tên bạo chúa và những kẻ độc tài
đọc tiểu thuyết.
Read More
Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018
Nằm im nghe gió thổi
Mưa suốt đêm
hôm qua, cho đến gần sáng thì chuyển sang gió, thứ gió âm u tháng Bảy
ào ào thổi như muốn đánh thức toàn bộ cỏ cây của trần gian trở
giấc, tiếng xào xạc khua động mọi cõi miền của gió làm liên tưởng
đến vọng âm của muôn vàn bước chân trở về từ cõi mịt mù, lướt trên
cành lá, xuyên bờ dậu, về qua thềm…
Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018
Năm đoản thi nhân mùa Vu Lan
1.
Qua biết bao
nhiêu những núi cao vực sâu hư danh
Vẫn chỉ là tôi
Chiều nao ham
chơi nghe tiếng mẹ gọi về.
Read More
Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018
Trích đoạn từ một tiểu thuyết bị bỏ dở (2)
Tôi tiếp tục chọn theo kiểu ngẫu nhiên một trích đoạn nữa
của “Khúc luyện tập ký ức”, tuy có
theo tiêu chí đoạn bản thảo nào ít bị sửa chữa, tẩy xóa, thêm thắt và chen ngang nhất,
nhưng chủ yếu là để mình dễ nhìn dễ đọc lúc gõ phím nhập liệu. Chao ôi, cái thứ giấy
đánh máy vàng ủng, xấu xí của những năm 1990 đúng là một thách thức cho mắt
nhìn hôm nay. Dù vậy, bên dưới những ký tự nhòe nhoẹt mịt mù ấy, tôi như thấy lại
một phần tuổi trẻ của mình, những đêm rượu muộn với bè bạn
Read More
Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018
Nghe lại một bản ghi âm cũ
Chẳng hiểu vì sao ngày xưa tôi không thích bản ghi âm ca khúc này của mình. “Ngứa cổ hát chơi” có một dạo được rất nhiều ca sĩ và nhóm hát trình bày trong các album, chương trình ca nhạc của hầu như tất cả các hãng băng đĩa nhạc lớn nhỏ ở Sài Gòn, thuở mà sản phẩm băng cassette cổ lỗ sĩ còn được phát hành song song với đĩa compact disc hiện đại vừa mới xuất hiện.
Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018
Trích đoạn từ một tiểu thuyết bị bỏ dở
Tôi không nhớ chính xác mình bắt đầu đặt bút viết những dòng đầu tiên của thiên truyện này vào lúc nào, cuối năm 1987 hay
1988? Thoặt kỳ thủy tác phẩm dự định sẽ là một truyện vừa với tên gọi “Estudio Remembranza” (Khúc luyện tập hồi ức). Đây là tên một étude khá nổi tiếng soạn
cho guitar của Andres Segovia mà ngày xưa tôi đặc biệt yêu thích và thường
dành rất nhiều buổi chiều rảnh rỗi để ngồi chơi đi chơi lại nó trên cây
đàn cũ của mình
Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018
Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018
Đi ngang Huế nhớ về một người bạn thuở còn đi học
Xuống Huế giữa
cơn mưa
Chiều sân ga lạnh
buốt
Đèn vàng ngọn
đong đưa
Như mắt người
nhòe ướt
Read More
Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018
Bài hát trưa
Hai mươi năm còn một trưa này
Gió thổi rưng rưng qua vầng tóc ngọt
Cửa lòng vui vừa mở để buồn lay
Read More
Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018
Như một trang hồi ký
Tôi đến với âm
nhạc trễ tràng: 16 tuổi, độ tuổi mà những nhà sư phạm âm nhạc nếu được hỏi
đều sẽ phán như đinh đóng cột là rất ít cơ may để có thể học tập và trở
thành một nhà soạn nhạc cho “ra ngô ra khoai”. Kỹ năng soạn nhạc là tổng
hòa của hàng loạt những kỹ năng phải được học tập và rèn luyện từ
rất sớm, nó không thể hình thành một sớm một chiều kiểu như bất giác
lĩnh hội được võ công thượng thừa của các chàng hiệp khách trong tiểu
thuyết kiếm hiệp Kim Dung.
Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018
Buổi trưa, ngồi đọc lại Nguyễn Du
Đọc lại tiếng
sóng muộn phiền kêu quanh ghế
Đọc lại những niềm
đau đứt ruột
Giọt lệ người
xưa hai trăm năm còn nóng hổi trên tay
Read More
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018
Nguyệt
Ngắn và cô đọng như một bài tứ tuyệt nhưng khúc đoản thi của Borges vẫn chứa được trong lòng nó cái chiều dài thăm thẳm của gần như suốt cả lịch sử nhân loài. Khởi tự Adam, con người đầu tiên bị trục xuất khỏi địa đàng, ánh chớp lóe của ngàn vạn những đêm trăng đồng hiện cùng hành trình đi về hướng tối ám của máu xương, thù hận, hãi hùng và nước mắt. Lịch sử loài người thì có quái gì khác ngoài những thứ đó? Bóng nguyệt, trong cô quạnh và vĩnh cửu im lặng sẽ nhắc nhở chúng ta soi tìm lại phần nhân tính đã rơi rụng, đã khuất lấp và bội phần lem luốc của mình ư?
Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018
Với một đêm sao
Thi thoảng tôi thích được ngồi trên ban công nhà, trước trời khuya bao la, không làm gì cả, không vướng bận gì cả, lòng rỗng không, không vui, không buồn, không tương lai cũng chẳng quá khứ, chỉ mình mình với một đêm sao. Ngoại ô Sài Gòn dù khuya vắng vẫn thường trực hiện diện hơi thở của cỗ máy đô thị luôn rì rầm chuyển động. Trong cái quầng sáng chong chong và làm bạc màu cả một góc trời đó, đôi khi ta có thể nhầm ánh nhấp nháy từ đèn hiệu của những chuyến bay đêm liên tục nối tiếp nhau với những vì sao lang thang, vô định.
Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018
Ca dao trăng
Mượn lời cô thiếu
nữ của một thời vàng son cũ, không quá xa xôi nhưng có lẽ đã vĩnh viễn thuộc về
quá khứ, là khúc nhạc vô thanh của lòng yêu vừa chớm, đắm say nhưng rụt rè, cuồng
si nhưng kín đáo, thứ tình yêu mà ca dao từng chép lại: “Đêm qua trời sáng
trăng rằm/ Anh đi qua cửa em nằm không yên”. Ngày xưa, thi thoảng tôi được ôm guitar
hát khúc hát này trong các chương trình giới thiệu tác giả - tác phẩm mà CLB Sáng tác trẻ
hay tổ chức ở NVH Thanh niên vào những sáng Chủ nhật.
Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018
Phản ngụ ngôn
“Đầu thế kỷ 22,
bằng một cuộc bỏ phiếu đầy chia rẽ, Liên Hiệp Quốc đã thông qua đề xuất đổi
tên hành tinh của chúng ta thành: Trung Quốc”. Chỉ gói gọn trong khoảng 140 ký tự, tức
trên dưới vài chục từ, những mẩu chuyện ngắn đến không thể ngắn hơn được nữa kiểu
như thế được tác giả của chúng gọi chung là phản-ngụ-ngôn-và-hư-cấu. Dí dỏm nhưng nhọn
hoắt như những mũi kim, chúng gần gũi với những mẩu hài hước đen, những chuyện
tiếu lâm chính trị mà thi thoảng chúng ta được nghe đâu đó bên những bàn cà
phê hay những quán chè chén vỉa hè.
Read More
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018
Súp bắp cải và đất quy hoạch
Ngày xửa ngày xưa (nên chăng bắt đầu câu chuyện như vậy?) có đôi bạn già là
hàng xóm của nhau tại một vùng ngoại ô yên tĩnh. Họ sống hạnh phúc với niềm vui
điền viên dù có vẻ giản đơn và thô lậu của mình: chăm sóc vườn tược, trồng trọt
chăn nuôi, đêm đêm ngồi trước sân nhà uống rượu, ăn súp bắp cải, tán phét, đàn
ca hát xướng và thi nhau… đánh rắm!
Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018
Lại chuyện mộng mị
Tôi có một giấc
mơ kỳ cục. Tôi mơ thấy mình đứng xếp hàng, một hàng người dài dằng dặc xếp dọc theo
một con phố nửa quen nửa lạ hoang vắng và buồn thảm đâm thẳng xuống một bãi cát
mà nơi tận cùng là bờ nước của biển sâu thẳm đang gầm gừ tung bọt trắng. Câm lặng,
thản nhiên, vô hồn, hàng người cứ thế nối đuôi nhau đi thẳng xuống biển, hết
người này đến người khác, bước xuống nước như thể bước vào một đám sương mù,
chìm khuất rồi dần lút mất.
Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018
Uống mưa. Giếng nước. Rượu Cutty Sark và nhạc Phục hưng
Tôi mơ thấy mình uống mưa. Thứ mưa bóng mây ngắn ngủi mùa hè thường vội vã chạy ngang qua phố, hắt vào ta những hạt mưa nóng ấm còn nguyên cả mùi nắng khét. Tôi mơ thấy mình uống thứ mưa đó, ngửa mặt hớp lấy những giọt nước tung tóe từ một cõi nào xa lắm, như thể bên ngoài cả những vòm trời, để làm dịu cơn khát đang bốc cháy trong cổ họng mình…
Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018
Ghi chép vụn trong những ngày nắng nóng
Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018
Đôi khi bỗng là nỗi nhớ...
Bài hát viết khi vừa rời khỏi ngưỡng cửa trường trung học và được chép lại nắn nót trên trang vở học trò. Những giấc mơ, những hoài vọng, những mẩu ký ức buồn bã thật-có-và-không-thật-có cùng những cơn mưa đêm trong khu vườn cũ ngoại ô Sài Gòn mùa hè năm 1982 đã tạo nên giai điệu đó. Tôi chưa từng mang bài hát này ra khỏi nơi cư ngụ của nó là đống bản thảo lộn xộn, vô trật tự giữa những tác phẩm đã hoàn thành với những tác phẩm chỉ mới ở dạng phác thảo: những tác phẩm dở dang và có thể mãi mãi dở dang của tôi.
Read More
Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018
Tiếng chuông
Dọn đống sách vở để bừa bộn trong ngăn tủ cạnh bàn
làm việc, có cuốn nội san cũ của trường đại học mà tôi đang công tác
nằm lạc lõng ở đó, đang định vất đi thì tình cờ lật đúng trang in một
bài thơ của mình. Bất giác, thấy đủ thứ bụi mờ dâng lên từ ký ức,
bụi mờ của số báo in năm 2008, bụi mờ của bài thơ viết năm 1986 và
bụi mờ của những kỷ niệm thấp thoáng thời tóc xanh thơ dại đã nghìn
trùng...
Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018
Tàu-lửa-tức-thời
Nicanor Parra có
bài thơ khá hí lộng về một thứ gọi là dự-án-tàu-lửa-tức-thời, theo đó, đầu máy của
con tàu tức thời này nằm ở đích đến, còn đuôi tàu, những toa cuối cùng sẽ nằm
trên điểm khởi hành. Theo cách diễn giải của Parra, giả dụ với tàu-lửa-tức-thời
Sài Gòn - Hà Nội, một hành khách sẽ lập tức đến Hà Nội ngay phút giây hắn ta vừa
bước chân lên toa tàu cuối cùng đang nằm ở Sài Gòn.
Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018
Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018
Biển và người
Tôi chưa từng đọc được ở đâu bài thơ viết về biển bằng giọng điệu kỳ lạ như vậy, đặc biệt giọng điệu đó đến từ một người phụ nữ. Ngạo mạn, cay độc, hài hước, chua chát, gói trong cùng một cái nhìn minh triết về sự tồn tại mong manh nhưng kiêu hãnh của con người trước thế giới
Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018
Những nhà thơ vườn
Đọc thấy trong
Thế-giới-không-kết-thúc của Simic một đoạn thơ xuôi đầy hí lộng, đỏ
mặt vì ngỡ tác giả có cặp mắt thần nhìn thấu ruột gan
đời sống của mình rồi tương lên trang sách những lời diễu cợt! Thế nhưng,
suy đi ngẫm lại thì... có sao đâu nhỉ? Vẫn đáng yêu xiết bao những nhà
thơ vườn đổ mồ hôi trán, toát mồ hôi lưng vì đánh vật với những bài thơ
con cóc chưa vượt qua được ngưỡng của một bài vè, miễn là, họ không
sáng tác những diễn văn đầy những lời hoa mỹ dối trá, những
phát biểu rỗng tuếch mị dân, những hô hào cuồng tín ngu ngốc.
Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018
Đường ra ngõ...
Người ta bảo đến một giới hạn nào đó của cuộc
đời, con người thường có xu hướng ngoái nhìn lại, và khi, phần lớn
những giờ giấc của đời ta, ta chỉ dành cho hồi cố, trên cái biên
giới đầy hôn ám đó, có lẽ khát vọng của đời ta bắt đầu rót đến
những dòng kiệt cùng. Từ lúc nào chẳng rõ, mọi ngã đường trước mặt
tôi đều hóa cụt ngủn, như nến thắp già nửa, như sông trôi đã đổ hạ
nguồn, như nắng rực đã chạm ngạch cửa hoàng hôn, tương lai ngắn lại,
mắt bắt đầu chỉ quen nhìn gần, ước mơ cũng dần hẹp tí, chỉ có quá
khứ thì cứ mỗi ngày một rộng dài thêm mãi…
Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018
Cớ chi mi muốn làm thi sĩ?
Cuối cùng tôi
cũng tìm được cách lý giải giản đơn và tỏ tường nhất cho chính mình rằng nguyên cớ chi
mấy chục năm qua tôi cứ kiếm cách qua lại lân la vào lãnh địa thi ca và ganh-tị-đến-chết-đi-được
với những người được gọi là thi sĩ
Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018
Chuyện ma
Không thể phủ nhận sức hấp dẫn ghê gớm của những câu chuyện
ma, cho dù người được nghe kể tin hoặc chẳng mấy tin rằng có ma, có quỷ. Mẹ
tôi biết nhiều chuyện ma. Tuyệt thú nhất là những đêm mưa gió mất
điện cả nhà quây quần ở phòng khách trong ánh nến chập chờn nghe bà
kể chuyện. Mẹ tôi không giỏi chuyện cổ tích. Có thể do bà không biết nhiều
tích chuyện loại này, mà cũng có thể, đơn giản là do bà không thích chúng.
Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018
Hai mươi bốn giả hài cú 2017
Một người bạn hỏi
tôi sao chưa thấy hai-mươi-bốn-hài-cú vào dịp cuối năm như mọi lần? Tôi bảo,
mình sẽ tập hợp từ sổ tay, nhưng còn đang băn khoăn ở cách gọi tên, cứ liều
lĩnh gọi những ý nghĩ thoáng qua của mình là hài cú nhỡ người ta bắt lỗi thì
phiền! Bạn cười, bảo, thế thì gọi quách là… tam cú, một kiểu fake-haiku là
xong! Ừ nhỉ, xem như ta mượn chiếc áo khoác ngoài của thầy tu mà thôi, khỏi ngại
ngùng gì những buộc ràng lề luật của hài cú. Vậy nên, tập hợp những mẩu ghi chép vụn vặt của
năm qua sẽ là hai-mươi-bốn-giả-hài-cú-2017.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)